Nhà xưởng là gì? 5 thông tin quan trọng về thiết kế thi công

Nhà xưởng là gì? 5 thông tin quan trọng nhất về thiết kế thi công xưởng sản xuất

01/04/2020 | Views: 4356

Thi công xây dựng nhà xưởng công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công trong hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp nên hiểu rõ nhà xưởng là gì? Dưới đây là những chia sẻ về thông tin nhà xưởng công nghiệp cùng 5 yếu tố quan trọng khi thông công xây dựng. 

1. Nhà xưởng là gì?

1.1 Định nghĩa nhà xưởng

Nhà xưởng công nghiệp là gì?

  • “Nhà xưởng Là tài sản vật chất có sức chứa và quy mô quản lý lớn (so với cửa hàng), có thể là địa điểm tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển hàng hóa” – Trích nguồn: Wikipedia tiếng Việt
  • Nhà xưởng hay còn gọi là nhà công nghiệp có không gian có diện tích với sức chứa cũng như quy mô lớn hơn so với nhà ở, văn phòng hoặc cửa hàng thông thường. 
  • Không gian này cần sử dụng đèn LED nhà xưởng để chiếu sáng an toàn; nâng cao năng suất lao động.
Nhà xưởng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Nhà xưởng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

>> Xem thêm: Đèn LED là gì? 1000+ mẫu đèn LED đẹp, giá rẻ 2023

Nhà xưởng tiếng anh là gì?

  • Nhà xưởng theo tiếng anh được gọi là factory có nghĩa là nhà máy, nhà xưởng sản xuất có quy mô lớn. 

Nhà xưởng tiếng trung là gì?

  • Nhà xưởng theo tiếng Trung được gọi là “工厂” mang nghĩa nhà xưởng sản xuất; công xưởng sản xuất với diện tích lớn trong các ngành công nghiệp khác nhau. 

1.2 Nhà xưởng RBF là gì?

  • Nhà xưởng RBF là tên gọi khác của loại hình nhà xưởng xây sẵn do các công ty xây dựng cùng chủ đầu tư thực hiện.
  • Các mẫu nhà xưởng RBF có hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản, hệ thống thông gió, không gian sản xuất. Tất cả các không gian được thiết kế và xây dựng đạt theo tiêu chuẩn nhà xưởng với kết cấu hiện đại. 
  • Hai loại hình nhà xưởng RBF phổ biến là: nhà xưởng RBF thấp tầng và nhà xưởng RBF cao tầng.
  • Các doanh nghiệp có thể thuê nhà xưởng xây sẵn để thuê vừa tiết kiệm chi phí xây dựng vừa tiết kiệm thời gian. Đây là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp cần mở xưởng gấp hoặc ít chi phí. 
  • Giá thuê nhà xưởng RBF sẽ tùy thuộc vào diện tích và thiết kế của xưởng.

1.3 Nhà xưởng tiền chế là gì?

  • Nhà xưởng tiền chế hay còn được gọi là nhà xưởng thép tiền chế được thực hiện xây dựng với vật liệu khung nhà bằng thép.
  • Quy trình xây dựng, lắp đặt sẽ được thực hiện theo các bản vẽ thông qua 3 quy trình: 
    • Thiết kế bản vẽ kỹ thuật
    • Thực hiện gia công cấu kiện bằng thép
    • Tiến hành lắp ráp nhà xưởng. 
  • Cấu tạo của nhà xưởng tiền chế bao gồm các bộ phận: cột trụ, mái tôn, các tấm lợp, bu lông, móng; xà nhà, khu vực tường; ống thu nước,…
  • Đây là loại nhà được sản xuất sẵn nên quy trình lắp ráp nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. 
  • Ứng dụng: làm nhà máy, nhà kho, nhà xưởng sản xuất. 

 1.4 Công xưởng là gì?

  • Công xưởng là một loại hình tổ chức sản xuất cơ bản trong một thời đại công nghiệp. 
  • Công xưởng được hoạt động thông qua hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại.
  • Công xưởng mang lại hiệu quả tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguồn chi phí đầu tư. 

1.5 Xưởng sản xuất là gì? 

  • Xưởng sản xuất trong Tiếng Anh là ” factory”.
  • Khái niệm theo Wiki tiếng Anh: “Xưởng sản xuất là là một công ty sản xuất máy móc. Các công ty này theo truyền thống thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng so với ngành công nghiệp nhẹ định hướng tiêu dùng nhiều hơn và ít thâm dụng vốn hơn. Ngày nay, nhiều công ty chế tạo ra những chiếc máy nhỏ tinh vi hơn, và chúng thuộc về ngành công nghiệp nhẹ”
  • Hiếu đúng nghĩa thì Xưởng sản xuất là một đơn vị độc lập về mặt hành chính của một doanh nghiệp. Trong xưởng diễn ra hoạt động sản xuất bằng các loại thiết bị máy móc; nguyên liệu khác nhau.
  • Ở mỗi doanh nghiệp sẽ có nhiều xưởng sản xuất khác nhau về tổ chức quản lý; trình độ tay nghề hoặc  loại thiết bị máy móc.
  • 4 loại xưởng sản xuất chính: Xưởng sản xuất cơ bản; xưởng sản xuất phụ, xưởng sản xuất phụ trợ; xưởng sản xuất phụ thuộc.

2. Khái niệm, thuật ngữ liên quan đến nhà xưởng là gì?

2.1 Thuật ngữ liên quan

Bước cột

  • Bước cột được biết đến là khoảng cách của 2 cột tính theo chiều dọc bên trong của nhà xưởng. 

Chiều cao nhà xưởng

  • Chiều cao nhà xưởng được xác định là chiều cao của cột biên túc là các loại cột nằm ở hàng ngoại trong xây dựng nhà xưởng. 
  • Xác định chiều cao nhà xưởng được tính từ mặt đất của nhà xưởng kéo lên đến khu vực mép mái nhà. 

Độ dốc mái

  • Độ dốc của mái nhà xưởng được sử dụng phổ biến là mái nhà xưởng có độ dốc từ 10 – 30%. 
Mái nhà xưởng được thiết kế theo các độ dốc khác nhau
Mái nhà xưởng được thiết kế theo các độ dốc khác nhau

Tải trọng nền

  • Tải trọng nền trong nhà xưởng được xác định là những loại xe chuyên chở hàng hóa, các trọng tải máy móc, thiết bị đặt bên trong nhà xưởng. 

Tải trọng mái

  • Đây là tải trọng được xác định là tải mái tốn, các hệ cầu trục và hệ thống thông gi,…

2.2 Khái niệm liên quan nhà công nghiệp

Cầu trục là gì?

  • Cầu trục là thiết bị được sử dụng phục vụ công việc nâng, hạ và di chuyển các loại hàng hóa bên trong nhà xưởng; vận chuyển và nâng hạ các loại máy mọc theo từng trọng tải của cầu trục. 
  • Sử dụng cầu trục giúp thuận tiện trong quá trình bốc dỡ và xếp hàng hóa. Vừa an toàn, tiết kiệm thời gian và nguồn nhân lực. 

Cao độ nhà xưởng là gì?

  • Cao độ nhà xưởng còn được biết là chiều cao của nhà xưởng được tính bằng chiều cao của cột biên lên tới phần mép mái nhà.
  • Mỗi nhà xưởng khác nhau sẽ được xây dựng với cao độ khác nhau phụ thuộc vào bản vẽ thiết kế. 

Nhà xưởng đẻ làm gì?

  • Nhà xưởng là nơi để các chuyên gia, công nhân, kỹ thuật viên sử dụng trang thiết bị, nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, nhà xưởng cũng là nơi lưu trữ, bảo quản hàng cho một doanh nghiệp.

Xưởng nghĩa là gì?

  • Xưởng nghĩa là một phân xưởng trong một dây chuyền sản xuất của mỗi doanh nghiệp.

Nhà máy có nghĩa là gì?

  • Nhà máy là nơi để sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng các sản phẩm,…Tên gọi khác của nhà máy chính là xưởng gia công, xưởng chế tạo.

Nhà xưởng là loại công trình gì?

  • Nhà xưởng là loại công trình công nghiệp theo quy định của Thông tư số 12/2012/TT-BXD.

3. Lưu ý quan trọng trong thi công nhà xưởng công nghiệp

3.1 Khẩu độ trong xây dựng là gì?

  • Khẩu độ trong xây dựng là khoảng cách từ mép cột này sang mép cột kia (theo phương nằm ngang). Nghĩa đơn giản khác thì khẩu độ chính là độ rộng của nhà xưởng sản xuất.
  • Tùy loại hình nhà xưởng, diện tích đất hoặc nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp mà khẩu độ xây dựng sẽ khác nhau. Ví dụ như: khẩu độ 15m, khẩu độ 20m, khẩu độ 30m,…

3.2 Khẩu độ nhà xưởng là gì?

  • Khẩu độ nhà xưởng được biết đến là khoảng cách của mép cột biên bên phải đến mép cột biên bên trái tình theo chiều ngang của nhà xưởng.
  • Khẩu độ của nhà xưởng còn được biết đế là chiều rộng của nhà xưởng. 

Tính toán khẩu độ nhà xưởng

  • Hiện nay, khẩu độ của nhà xưởng được tính toán với nhiều kích thước khác nhau như 15m, 20m, 25m, 30m,…

3.3 Xác định vị trí nhà xưởng

  • Chọn vị trí đất nền xây dựng nhà xưởng theo đúng pháp luật để thuận lợi trong việc xây dựng và hoạt động.
  • Doanh nghiệp nên chọn nhà xưởng có vị trí thoáng, thuận lợi trong giao thông đi lại. 
  • Lựa chọn khu vực có nhiều cây dựng hoặc tạo cây xanh xung quanh.
  • Luôn xác định diện tích, quy mô sản xuất của nhà xưởng để chọn được nơi thích hợp.
  • Cần có bản vẽ kế hoạch về quy mô của nhà xưởng, khu vực để trống cho nhu cầu mở rộng nhà xưởng. 

3.3 Các tiêu chuẩn quy định thiết kế nhà xưởng công nghiệp

Các quy chuẩn thiết kế

Nhà xưởng là gì? Khi xây dựng phải đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Xây Dựng
Nhà xưởng là gì? Khi xây dựng phải đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Xây Dựng

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng với từng hạng mục

Hạng mục Tiêu chuẩn
Nền móng
  • Nền móng được xây dựng theo tiêu chuẩn TCVN 2737 :1995.
  • Khu vực nền móng phải ép cọc khoan, nhồi chắc chắn.
  • Độ cao của móng yêu cầu thấp hơn mặt nền.
  • Móng cần được đặt có tạo khe giãn nở.
  • Vật liệu: bê tông, nền lát gạch xi măng, nền thép. 
Mái, cửa mái
  • Mái nhà được thiết kế với độ dốc phụ thuộc vào chất liệu làm mái.
  • Nhà xưởng có mái dốc nhỏ hơn 8% cần thiết kế khe nhiệt bê tông.
  • Cửa mái được thiết kế kết hợp với hệ thống thông gió, lấy sáng và không được rộng quá 84m.
  • Cửa mái cần phải được lắp kính thẳng đứng.
Tường, vách ngăn
  • Có các loại: tường chịu lực, tường chèn khung, tường tự chịu lực.
  • Tường có thể được làm từ gạch, đá, tấm amiang,…
  • Các loại tường gạch có yêu cầu phải sử dụng lớp chống thấm.
  • Tường giữa các phân xưởng cần được lắp đặt dễ cho việc tháo lắp để đáp ứng yêu cầu thay đổi kết cấu, sửa chữa máy móc. 
Cửa sổ, cửa đi
  • Cửa sổ và cửa đi bắt buộc phải lấy sáng và thông gió tốt. 
  • Cửa sổ có chiều cao không quá 2.4m tính từ mặt nền và phải đóng mở được. 
  • Đối với chống gió bão, các cửa sổ có kính sẽ được lắp cao hơn 2.4m, có khung cố định. 

3.4 Kết cấu nhà xưởng xưởng là gì? – Bản vẽ thiết kế nhà xưởng

  • Kết cấu nhà xưởng là sự phân bố và gắn kết giữa các khu vực trong nhà xưởng như mái tôn, trần nhà, cửa sổ, sàn nhà,… Những thiết kế được thực hiện thông qua bản vẽ kỹ thuật cho quá trình xây dựng đúng theo yêu cầu.
  • Yêu cầu về trần nhà cần được sử dụng các loại vật liệu chịu lực tốt, không thấm nước, không bị mốc. 
  • Sàn nhà xưởng cần sử dụng vật liệu lát sàn không thấm nước, sáng màu, không có chứa chất độc hại, dễ vệ sinh, có khả năng thoát nước nhanh chóng. 
Kết cấu nhà xưởng với các bộ phận chính như khung nhà, sàn, mái nhà,...
Kết cấu nhà xưởng với các bộ phận chính như khung nhà, sàn, mái nhà,…
  • Các tường, góc tường của nhà xưởng cần được làm phẳng, sử dụng màu sáng. Vật liệu làm tường không chứa chất độc hại, không ngấm nước, vệ sinh dễ dàng. 
  • Các khu vực cửa ra vào và cửa sổ cần đảm bảo chất liệu chắc chắn,  không thấm nước, hoạt động tự động, chất liệu dễ vệ sinh, cọ rửa, hạn chế bám bụi. 
  • Đối với hệ thống thông gió cần đảm bảo thiết kế phù hợp với từng lĩnh vực sản xuất của nhà xưởng, mục đích sử dụng. Đảm bảo hạn chế hơi nước, ẩm , thiết kế an toàn, dễ dàng kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh. 
  • Hệ thống đèn chiếu sáng của nhà xưởng cần đáp ứng Tiêu chuẩn chiếu sáng VN; lắp đặt chắc chắn, an toàn để không gây nguy hiểm cho người lao động.

3.5 Chọn đèn nhà xưởng phù hợp

Đèn nhà xưởng là gì?

  • Đèn nhà xưởng là loại đèn được sử dụng chiếu sáng trong các không gian nhà xưởng như khu vực sản xuất, nhà kho, khu vực máy móc,..
  • Đèn chiếu sáng nhà xưởng cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản: quang thông lớn, độ rọi cho từng khu vực; tiết kiệm điện tốt; tuổi thọ cao.
  • Ánh sáng không bị nhấp nháy, ánh sáng chân thực để đảm bảo người lao động làm việc hiệu quả, an toàn.
  • Trong các loại đèn, đèn LED được đánh giá là loại đèn chiếu sáng tốt nhất cho không gian nhà xưởng. 
Đèn led nhà xưởng đáp ứng mọi yêu cầu về tiêu chuẩn chiếu sáng
Đèn LED nhà xưởng đáp ứng mọi yêu cầu về tiêu chuẩn chiếu sáng

Nơi bán đèn LED nhà xưởng uy tín

  • Đèn LED nhà xưởng cao cấp HALEDCO là đơn vị chuyên cung cấp các loại đèn LED chính hãng, chất lượng vượt trội. 
  • Đơn vị sản xuất đèn LED với linh kiện chip LED, nguồn LED nhập khẩu chính hãng từ các thương hiệu uy tín như Osram, Bridgelux, Nichia, Philips, Cree, Samsung,… nguồn Meanwell, Done.
  • Đèn LED đa dạng mẫu mã với nhiều dòng công suất phù hợp với từng diện tích nhà xưởng.
  • Đèn LED chiếu sáng đạt tiêu chuẩn chiếu sáng, ISO, CE, RoHS.

4. Các bước thi công nhà xưởng công nghiệp theo quy chuẩn

4.1 Thi công nền móng

  • Trước khi tiến hành thi công nền móng, nhà xây dựng cần kiểm tra, khảo sát địa chất của khu đất.
  • Từ đó, nhà thầu sẽ lựa chọn phương pháp thi công nền móng phù hợp như móng cọc hoặc sử dụng móng đơn. 
  • Sau đó, móng cần được khớp nối với công tác đặt bu lông móng để tạo liên kết với các cột thép trong nhà xưởng. 
  • Công đoạn đổ bê tông móng phải đảm bảo chất lượng. 
  • Tiến hành tạo nền bằng việc đổ đất, lu lèn theo yêu cầu thiết kế, tạo mặt bằng cho việc lắp đặt kết cấu nhà xưởng. 

4.2 Dựng khung thép tiền chế cho nhà máy

  • Khi bắt đầu làm nền, móng nhà xưởng, đơn vị xây dựng cũng sẽ bắt đầu sản xuất cấu kiện của nhà tiền chế. 
  • Hoàn thành việc thi công móng sẽ bắt đầu lắp đặt các cấu kiện để tạo thành nhà thép tiền chế, khung cơ bản của nhà xưởng. 

4.3 Hoàn thiện khung thép kiên cố

  • Thi công khung thép cho nhà xưởng được tiến hành theo đúng bản vẽ. 
  • Các mối nối, mối hàn được đảm bảo chất lượng, chắc chắn cho nhà xưởng. 
  • Khung thép được xây dựng đảm bảo an toàn, các rủi ro ở mức thấp nhất.  

4.3 Hoàn thiện các hạng mục nhà xưởng

  • Các hạng mục tiếp theo đều được thực hiện theo đúng bản kỹ thuật.
  • Những hạng mục cần thi công như thi công mái nhà, trần nhà, hệ thống thông gió, thi công nền nhà xưởng, cửa ra vào, cửa sổ,..
  • Quá trình thi công lắp đặt cần đảm bảo chắc chắn, không lỏng lẻo, an toàn khi lắp đặt và đưa vào sử dụng. 

4.4 Thi công hệ thống cơ điện

  • Sau khi hoàn thành các hạng mục trong nhà xưởng, nhà thầu sẽ tiến hành hoàn thiện hệ thống cơ điện.
  • Hệ thống cơ điện được lắp đặt theo đúng bản vẽ hệ thống điện đã được thực hiện trước đó. 
  • Nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt các đường dân điện trong nhà máy, hệ thống đèn chiếu sáng, điều hòa, …
  • Hệ thống cơ điện cần được lắp đặt đúng theo bản vẽ, đảm bảo an toàn, chống rò rỉ điện. 
Nhà xưởng đã được hoàn thiện cơ bản với kết cấu đầy đủ
Nhà xưởng đã được hoàn thiện cơ bản với kết cấu đầy đủ

4.5 Lắp đặt thiết bị máy móc và kiểm tra bàn giao

  • Bước cuối cùng chính là lắp đặt các thiết bị máy móc trong nhà xưởng. 
  • Thiết bị máy móc được lắp đặt theo đúng các vị trí đã được xác định trên bản vẽ. 
  • Thiết bị cần được lắp đặt cẩn thận đúng quy trình, đảm bảo không va đập.
  • Kết thúc quy trình xây dựng nhà xưởng chính là kiểm tra và bàn giao cho doanh nghiệp. 
  • Doanh nghiệp kiểm tra toàn bộ nhà xưởng, các kết cấu, hệ thống máy móc đã được lắp đúng theo bản vẽ. 

5. Phân loại nhà xưởng công nghiệp theo tiêu chuẩn hiện hành

5.1 Phân loại nhà xưởng theo chức năng

  • Nhà máy sản xuất sản phẩm: gia công kim loại, rèn đúc, dệt, đồ tiêu dùng, phân bón hóa chất.
  • Nhà máy năng lượng: nhà máy nhiệt điện; trạm cấp nhiệt, cấp hơi nước; trạm biến áp.
  • Nhà kho nhỏ như gara; trạm cứu hỏa, nhà kho nguyên liệu
  • Xưởng chăn nuôi
  • Xưởng chuyên cho thí nghiệm

5.2 Phân loại nhà xưởng theo mục đích quy hoạch

  • Nhà công nghiệp 1 khẩu độ: rộng tối thiểu 36m2, cao > 18m
  • Nhà công nghiệp nhiều khẩu độ có diện tích rộng

5.3 Phân loại nhà xưởng theo kết cấu mái

  • Nhà xưởng mái dầm
  • Nhà xưởng mái giàn
  • Nhà xưởng khung liền khối
  • Nhà xưởng mái vòm cong 1 chiều/ 2 chiều

5.4 Phân loại nhà xưởng theo vật liệu

  • Nhà xưởng bê tông cốt thép
  • Nhà xưởng thép tiền chế
  • Nhà máy tường gạch
  • Nhà công nghiệp khung gỗ

5.5 Phân loại nhà xưởng theo số tầng

Nhà xưởng nhỏ 1 tầng

  • Nhà xưởng công nghiệp 1 tầng là loại nhà xưởng có quy mô nhỏ, được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. 
  • Đây là loại nhà có nhịp bé với chiều rộng nhỏ hơn 12m, chiều cao từ 4 – 7m. Nhịp lớn của nhà có chiều rộng là 12m và chiều cao tối đa là 7m. 
  • Mẫu nhà xưởng đơn giản 1 tầng có thể có một nhịp hoặc nhiều nhịp khác nhau và có thể được trang bị cầu trục dành cho ngành công nghiệp nặng. 
  • Nhà xưởng thường sử dụng cửa mái ngang hoặc cửa mái dọc.
  • Ngoài ra, mẫu nhà xưởng nhỏ cũng có thể sử dụng nhiều loại hình mái khác nhau như mái dọc, nhà xưởng 2 mái dốc, nhà mái chữ M, ..
  • Khung nhà xưởng có thể được thiết kế theo các hình khác nhau như hình chữ L, hình chữ nhật hoặc hình chữ U,… 

Nhà xưởng công nghiệp nhiều tầng

  • Loại hình này thích hợp cho các doanh nghiệp muốn xây dựng nhà xưởng với mặt bằng nhỏ nhưng cần không gian sản xuất lớn giúp tiết kiệm diện tích đất.
  • Hạn chế được lượng bức xạ của mặt trời khi chiếu vào nhà xưởng nhỏ diện tích mái nhà được co hẹp lại. 
Nhà xưởng nhiều tầng thích hợp cho doanh nghiệp có quỹ đất nhỏ
Nhà xưởng nhiều tầng thích hợp cho doanh nghiệp có quỹ đất nhỏ

Xem thêm: 3 mẫu nhà xưởng 2 tầng HOT nhất – Bản vẽ và báo giá 2023

  • Nhà xưởng nhiều tầng rất thích hợp cho những doanh nghiệp sử dụng dây chuyền sản xuất theo chiều đứng, hạn chế lắp đặt dây chuyền theo chiều dài.
  • Thông thường giới hạn từ 6 tầng trở xuống với chiều cao dưới 40m. 
  • Chiều cao của các tầng thường dao động trong khoảng từ 4.2m, 4.3m, 5.4m, 6m. Trong đó, 6m là chiều cao của tầng 1. 
  • Chiều rộng cũng được tính (6+6+6).6 hoặc (7+3+7).6 m.
  • Nhà xưởng nhiều tầng thường được kết cấu nhà khung hoàn toàn hoặc không hoàn toàn để kết hợp với dầm khi thi công để lắp đặt thành toàn khối. 

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin giúp giải đáp thắc mắc “nhà xưởng là gì”. Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn cùng đơn vị thi công lên bản vẽ và thực hiện thi công xây dựng nhà xưởng đạt chuẩn, mang lại hiệu quả trong sản xuất. Liên hệ: 0332599699 để được tư vấn thiết kế nhà xưởng với đèn LED tiết kiệm điện. 

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *