Trang chủTư vấn18+ mẫu nhà xưởng đơn giản đẹp nhất – Bản vẽ kết cấu nhà xưởng đơn giản
18+ mẫu nhà xưởng đơn giản đẹp nhất – Bản vẽ kết cấu nhà xưởng đơn giản
07/04/2020 | Views: 3117
>
Mẫu nhà xưởng đơn giản được nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ưa chuộng. Thiết kế khá đơn giản, tiết kiệm chi phí và thời gian thi công xây dựng. Đặc biệt, nhà xưởng đơn giản có đầy đủ các công năng mà lại dễ sử dụng. Các doanh nghiệp có thể tham khảo top 5 mẫu đang thịnh hành nhất hiện nay.
1. Mẫu nhà xưởng đơn giản bằng cột bê tông và thép tiền chế
1.1 Đặc điểm
Nhà xưởng cột bê tông và khung thép tiền chế được xây dựng thao các yếu tố đặc trưng đảm bảo thi công đúng cách.
Tính toán khẩu độ là khoảng cách theo phương ngang của nhà xưởng.
Bước cột được tính theo khoảng cách của 2 cột theo hướng dọc nhà xưởng, khoảng cách từ 6m – 12m.
Chiều cao nhà xưởng là chiều cao của cột biên.
Độ dốc mái thường có độ dốc từ 10% – 30% để thoát nước mưa hiệu quả.
Tải trọng của nền được tính theo công năng của xưởng ví dụ khu vực bố trí thiết bị, xe hàng,…
Tải trọng của mái chính là hệ mái tôn, tấm cách nhiệt, trần giả,…
Mẫu nhà xưởng đơn giản cột bê tông khung thép trong quá trình xây dựng
Nhà xưởng được thiết kế với một số chi tiết chính:
Nhà xưởng thường được xây với chiều cao dưới 7.5m.
Sử dụng các vật liệu chính:
Cột bê tông cốt kép
Vì kèo thép tổ hợp được kết hợp với cửa trời.
Mái tôn
Tường 220 được xây cao 4m, sử dụng thưng tôn, cửa tôn.
Hệ khung sườn nhà xưởng.
Khung cứng
Khung đầu đồi dạng dầm và cột bê tông chống,
Thiết kế với xà gồ mái, xà gồ vách.
Hệ giằng như giảng chữ X, thanh chống dọc, xà gồ mái cùng với xà gồ vách.
Nhà xưởng thép tiền chế thường được sử dụng làm nhà xưởng sản xuất công nghiệp, nhà kho quy mô nhỏ.
1.2 Hình ảnh nhà xưởng đẹp
Nhà xưởng cột bê tông khung thép được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng
2. Mẫu nhà xưởng đơn giản 100m2
2.1 Ưu điểm thiết kế nhà xưởng 100m2
Kết cấu đơn giản, nhỏ gọn, tiện lợi.
Sử dụng các loại chất liệu có khả năng chịu lực tốt, bền đẹp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.
Chi phí đầu tư vật liệu và tiền nhân công thấp.
Dễ dàng mở rộng diện tích theo nhu cầu.
Có thể tận dụng các nhà kho cũ để làm xưởng sản xuất 100m2.
2.2 Hình ảnh nhà xưởng 100m2
Mẫu nhà xưởng 100m2
3. Mẫu nhà xưởng đơn giản 200m2
3.1 Đặc điểm thiết kế nhà xưởng 200m2
Sử dụng khung thép kiên cố.
Tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.
Diện tích nhỏ nên phù hợp làm không gian để xa, văn phòng tạm của bảo vệ, nơi chứa hàng,…
3.2 Chi phí xây nhà xưởng 200m2
Loại nhà xưởng này chỉ cần xây dựng với mức chi phí dưới 300 triệu đồng tùy vào thiết kế của doanh nghiệp.
3.3 Hình ảnh nhà xưởng 200m2
Mẫu nhà xưởng 200m2
4. Mẫu nhà xưởng đơn giản 300m2
4.1 Đặc điểm
Đây là loại nhà xưởng nhỏ, thường được thiết kế xây dựng sử dụng tạm thời nên tốn ít chi phí.
4.2 Chi phí xây dựng
Chi phí thi công nhà xưởng hiện nay dao động từ 1.750.000 – 2.500.000 đồng/m2. Để xây nhà xưởng 300m2 cần một khoản chi phí khoảng 520.000.000 – 735.000.000 đồng.
4.3 Hình ảnh nhà xưởng 300m2
Mẫu nhà xưởng đơn giản 300m2
5. Mẫu nhà xưởng đơn giản 400m2
5.1 Đặc điểm
Sử dụng khung thép tiền chế và mái tôn để tiết kiệm chi phí.
Nhà xưởng không gian nhỏ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5.2 Hình ảnh nhà xưởng 400m2
Mẫu nhà xưởng đơn giản 400m2
Xem thêm khái niệm về nhà xưởng RBF là gì để hiểu rõ hơn về các mẫu nhà xưởng diện tích nhỏ. Loại hình nhà xưởng RBF đang được rất nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sử dụng trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay.
6. Mẫu nhà xưởng nhỏ 500m2
6.1 Đặc điểm
Mẫu nhà xưởng nhỏ diện tích 500m2 thích hợp cho doanh nghiệp muốn xây dựng nhà xưởng quy mô nhỏ.
Nhà xưởng có thể được xây dựng cho công năng nhà xưởng sản xuất, nhà kho, lắp đặt thiết bị máy móc.
Nhà xưởng được thiết kế đơn giản, thời gian ngắn, chi phí thấp.
Doanh nghiệp có thể xây dựng theo dạng nhà xưởng bê tông khung thép, nhà xưởng tiền chế phụ thuộc vào kinh phí của doanh nghiệp.
Chiều cao của nhà xưởng cao dưới 7.5m.
Đơn giá thiết kế xây dựng nhà xưởng đơn giản, nhỏ thường dao động từ 1.400.000 đồng/m2 – 1.700.000 đồng/m2.
Đối với nhà xưởng tiền chế có đơn giá cao động từ 1.500.000 đồng/m2 – 2.500.000 đồng/m2.
6.2 Hình ảnh nhà xưởng đẹp
Mẫu nhà xưởng đơn giản diện tích 500m2 cho xưởng sản xuất nhỏ
7. Mẫu nhà xưởng đơn giản 600m2
7.1 Đặc điểm
Dễ dàng xây dựng trên nền đất yếu với theiets kế khung thép đơn giản.
Nhà xưởng 600m2 giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể. Phù hợp làm nhà kho, xưởng gỗ.
7.2 Hình ảnh nhà xưởng 600m2
Mẫu nhà xưởng 600m2
8. Mẫu nhà xưởng đơn giản 700m2
8.1 Đặc điểm
Loại nhà xưởng này thường xây dựng bằng thép, vừa đảm bảo độ bền vừa đảm bảo tính thẩm mỹ.
Ứng dụng của nhà xưởng 700m2 dùng cho lắp đặt máy móc, xưởng sản xuất quy mô vừa.
8.2 Hình ảnh nhà xưởng 700m2
Mẫu nhà xưởng 700m2
9. Mẫu nhà xưởng 800m2
9.1 Đặc điểm
Nhà xưởng diện tích 800m2 thích hợp cho doanh nghiệp lựa chọn làm nhà xưởng sản xuất quy mô nhỏ, nhà xưởng làm nhà kho, nơi đặt thiết bị máy móc.
Nhà xưởng diện tích nhỏ 800m2 sẽ có chi phí thấp lắp đặt thấp, dễ dàng tháo dỡ và tiết kiệm tối ưu thời gian xây dựng.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn xây dựng nhà xưởng loại hình nhà xưởng đơn giản, nhà xưởng bê tông, nhà xưởng tiền chế.
Doanh nghiệp cũng dễ dàng mở rộng diện tích nhà xưởng khi cần mở rộng quy mô phát triển.
9.2 Hình ảnh nhà xưởng đơn giản
Nhà xưởng đơn giản đẹp với quy mô nhỏ
10. Mẫu nhà xưởng đơn giản < 1500m2
10.1 Đặc điểm
Nhà xưởng thiết kế đơn giản với diện tích dưới 1500m2 phổ biến hiện nay. Với diện tích này, doanh nghiệp nên chọn đèn led nhà xưởng 150w để lắp đặt cho không gian sản xuất.
Nhà xưởng không sử dụng cầu trục thường có đơn giá xây dựng từ 1.300.000 đồng/m2 – 1.500.000 đồng/m2.
Nhà xưởng sử dụng cầu trục tải trọng từ 5 – 10 tấn sẽ có đơn giá xây dựng từ 1.800.000 đồng/m2 – 2.000.000 đồng/m2.
Công trình xây dựng sơ bộ bao gồm:
Nhà xưởng có chiều cao dưới 7.5m.
Hệ tường bao quanh là tường 110, chiều cao xây dựng là 2m, có thưng tôn, cửa chớp tôn.
Nhà xưởng thiết kế đơn giản có diện tích 1000m2 là loại nhà xưởng nhỏ phù hợp với các ứng dụng sản xuất, đặt làm nhà kho cho doanh nghiệp.
Nhà xưởng 1000m2 có giá thành xây dựng và lắp đặt thấp, thời gian xây dựng nhanh chóng.
Nhà xưởng có thể lắp đặt được trên cả khu vực có nền đất yếu.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình nhà xưởng cột bê tông, nhà xưởng có cầu trụcsẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với nhà xưởng tiền chế.
Dễ dàng mở rộng diện tích nhà xưởng khi có nhu cầu.
Xây dựng nhà xưởng 1000m2 có thể được sử dụng làm nhà xưởng sản xuất, kho hàng, kho đặt thiết bị máy móc hay văn phòng dã chiến, nhà để xe.
11.2 Hình ảnh nhà xưởng đơn giản
Mẫu nhà xưởng diện tích 1000m2 được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
12. Mẫu nhà kho cấp 4 sử dụng tấm xi măng Cemboard
12.1 Đặc điểm
Kết cấu bằng khung sắt, sắt hộp đảm bảo độ chắc chắn cho nhà kho.
Dùng tấm Cemboard lắp vào khung sắt để làm thành tường cho nhà kho.
Khả năng chống ẩm mốc và cách nhiệt của nhà xưởng này tương đối tốt.
Dễ dàng thi công, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Dễ dàng tháo dỡ khi không cần sử dụng.
12.2 Hình ảnh nhà xưởng đơn giản
Mẫu nhà kho cấp 4 đẹp
13. Mẫu nhà xưởng đơn giản bằng tôn
13.1 Đặc điểm
Dễ dàng lắp đặt, tiết kiệm chi phí xây dựng.
Tuy nhiên, nhà xưởng bằng tôn không được thông thoáng, phải lắp thêm hệ thống thông khí trên mái để tránh ẩm mốc.
13.2 Hình ảnh nhà xưởng đơn giản
Mẫu nhà xưởng đơn giản bằng tôn
14. Mẫu nhà xưởng đơn giản tường bê tông với mái tôn
14.1 Đặc điểm
Sự kết hợp giữa bê tông và tôn tạo nên kết cấu độc đáo, bền đẹp.
Loại hình nhà xưởng này có tính thẩm mỹ cao; chống ồn và cách nhiệt tốt.
14.2 Hình ảnh nhà xưởng đơn giản
Mẫu nhà xưởng bằng bê tông và mái tôn
15. Mẫu nhà xưởng đơn giản mái nhựa trong suốt
15.1 Đặc điểm
Thiết kế đơn giản, có sự thông thoáng bởi nhiều ánh sáng tự nhiên; độ bền cao. Quá trình thi công nhanh, không cần lắp đặt hệ thống chống cháy, cách âm và cách nhiệt.
Tuy nhiên, loại hình nhà xưởng này chỉ phù hợp với một số ngành nghề đặc trưng.
15.2 Hình ảnh nhà xưởng
Mẫu nhà xưởng có mái trong suốt
16. Mẫu nhà xưởng đơn giản phòng nổ
16.1 Đặc điểm
Nhà xưởng phòng nổ phải sử dụng các vật liệu có khả năng chống cháy cao.
Trên mái lắp thêm nóc gió để tạo sự thông thoáng, chống ẩm mốc.
Loại hình nhà xưởng này nên xây dựng cao để hạn chế rủi ro khi có cháy nổ.
16.2 Hình ảnh nhà xưởng
Mẫu nhà xưởng phòng nổ đơn giản
17. Mẫu nhà xưởng đơn giản thông gió
13.1 Đặc điểm
Thiết kế nhiều cửa sổ nhỏ xung quanh tường của nhà xưởng.
Tận dụng gió và ánh sáng tự nhiên cho nhà xưởng thông thoáng hơn.
Tiết kiệm điện năng đáng kể vào ban ngày.
13.2 Hình ảnh nhà xưởng
Mẫu nhà xưởng thông gió
18. Mẫu nhà xưởng đơn giản 1 tầng
13.1 Đặc điểm
Chiều cao nhà xưởng 1 tầng thường khoảng 4m – 7m.
Phù hợp với quy mô xưởng cho ngành công nghiệp nặng.
Nhà xưởng 1 tầng phù hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chi phí thấp.
13.2 Hình ảnh nhà xưởng
Mẫu nhà xưởng đơn giản 1 tầng
19. Tư vấn làm Bản vẽ thiết kế nhà xưởng đơn giản
19.1 Các bước thiết kế bản vẽ nhà xưởng đơn giản
Các bước thiết kế bản vẽ nhà xưởng đơn giản gồm có 2 phần chính là thuyết minh thiết kế và phần bản vẽ.
Thuyết minh bản vẽ
Mô tả đặc điểm địa hình khu vực xây dựng nhà xưởng, hạ tầng kỹ thuật, thực hiện lên phương án thiết kế.
Thuyết minh phương án sử dụng công nghệ theo yêu cầu của công trình xây dựng.
Thuyết minh phương án kiến trúc.
Phương án sử dụng kết cấu chính cùng hệ thống kỹ thuật của nhà xưởng.
Thuyết minh về phương án lắp đặt hệ thống phòng cháy cháy nổ theo quy định trong xây dựng nhà xưởng của doanh nghiệp.
Phương án thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi trường theo quy định.
Bản vẽ xây dựng nhà xưởng
Bản vẽ thiết kế tổng quan như bản vẽ công trình mặt đứng, mặt ngang, mặt cắt,…
Bản vẽ thiết kế dây chuyền sản xuất, dây chuyền công nghệ, sơ đồ công nghệ,..
Thiết kế chiếu sáng cho nhà máy không thể thiếu đèn LED nhà xưởng. Để lựa chọn được công suất và loại đèn phù hợp với không gian nhà xưởng, hãy liên hệ trực tiếp tới nơi bán.
Trên đây là những mẫu nhà xưởng đơn giản đang được lựa chọn xây dựng để làm xưởng sản xuất. Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm bản vẽ thiết kế nhà xưởng thông qua những chia sẻ của Denlednhaxuongcaocap.com. Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn được loại hình nhà xưởng thích hợp nhất cho nhu cầu sản xuất và kinh phí của mình.