Xây nhà xưởng có cầu trục - 5 điều quan trọng nhất định phải biết

Xây nhà xưởng có cầu trục – 5 điều quan trọng nhất định phải biết

03/04/2020 | Views: 3019

Nhà xưởng có cầu trục có thời gian hoạt động từ 25 – 30 năm, thậm chí còn cao hơn nữa nếu được bảo dưỡng tốt. Vì thế mà hiện nay rất nhiều nhà xưởng, nhà máy đã, đang sử dụng thiết bị này trong sản xuất. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế cầu trục cho nhà xưởng thì hãy theo dõi thông tin dưới đây. 

1. Cầu trục nhà xưởng là gì?

1.1 Khái niệm cần trục nhà xưởng

  • Cầu trục nhà xưởng (cần trục) là một trong những thiết thiết bị nâng hạ gồm hai chuyển động chính là ngang và dọc trên cao nhà xưởng. 
  • Tác dụng của cầu trục: đảm bảo các thao tác nâng hạ; di chuyển tải trong không gian làm việc diễn ra nhanh chóng. 
Xây nhà xưởng có cầu trục có thời gian hoạt động cao
Xây nhà xưởng có cầu trục có thời gian hoạt động cao

1.2 Các loại cầu trong xưởng phổ biến

Cầu trục chữ A

  • Đây là loại trục có nhiều ứng dụng nhất trong sản xuất. 
  • Có thiết kế phổ biến, đa dạng về cả kích thước và trọng tải có thể lên đến vài nghìn tấn.
  • Dễ dàng điều khiển bằng tay hoặc điều khiển.
  • Hoạt động chủ yếu bằng palăng và hệ thống điện. 
  • Công dụng là vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa.

Cầu trục dầm đôi nhà xưởng

  • Có cấu tạo kiểu hai dầm chính liên kết với hai dầm biên (dầm đầu) tạo thành một hệ cứng theo cả phương ngang và phương dọc. Do đó có thể đáp ứng được rất nhiều các yêu cầu về tải trọng.
Cấu tạo cầu trục dầm đôi nhà xưởng được sử dụng phổ biến
Cấu tạo cầu trục dầm đôi nhà xưởng được sử dụng phổ biến

2. Thiết kế cầu trục nhà xưởng

2.1 Bản vẽ autocad nhà xưởng có cầu trục

2.2 Cách lắp cầu trục 

Phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra theo bản vẽ thiết kế đã được duyệt. Trừ cabin điều khiển, giá lấy điện thanh quẹt sẽ bố trí như sau:

  • Sơn chống rỉ và sơn trang trí cho toàn bộ cầu trục và cả các chi tiết rời.
  • Lắp đặt hai dầm biên vào hai vị trí đầu dầm chính.
  • Lắp đặt các bộ phận còn lại (sàn phụ, thanh dỡ, lan can).
  • Dùng 2 cẩu có tải trọng tương ứng với tải trọng kết cấu của cầu trục lên đường ray.
  • Cẩu buồng cầu trục đưa vào vị trí lắp đặt.
  • Cẩu sàn phục vụ sửa chữa vào vị trí lắp.
  • Lắp giá chắn bảo hiểm vào dầm.
  • Cẩu và lắp đặt palăng vào dầm chính.
  • Lắp đặt hệ thống cấp điện cho cầu trục và hệ thống nâng hạ cầu trục
  • Lắp đặt các đường dẫn điện từ nguồn vào tủ điện và buồng điều khiển.
  • Kiểm tra hoàn tất lắp đặt.

2.3 Báo giá nhà xưởng có cầu trục

  • Liên hệ với đơn vị bán để có báo giá chi tiết nhất và được hưởng nhiều ưu đãi về chính sách giá.

Xem thêm: Chi phí xây nhà xưởng 500m2 2020 – Báo giá từ A đến Z

2.4 Công ty lắp đặt cầu trục

Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ lắp đặt cầu trục cho nhà xưởng. Tham khảo một số đơn vị uy tín sau đây:

  • Cầu trục Thái Long: đa dạng loại hình cầu trục để lựa chọn.
  • Cầu trục Nam Việt: đơn vị thi công nhanh chóng, giá hợp lý.
  • Công ty cổ phần công trình Nhà Việt: tư vấn thiết kế và lắp đặt cầu trục từ A-Z.

Khi có nhu cầu xây nhà xưởng có cầu trục, doanh nghiệp có thể xin bản vẽ nhà xưởng có cầu trục tại các đơn vị thiết kế thi công trước khi hợp tác để tham khảo.

3. Đặc điểm chung của nhà xưởng có cầu trục

3.1 Cấu tạo khung thép tiền chế có cầu trục

  • Cầu trục là loại máy trục, có kết cấu thép dạng cầu; trên đó lắp bộ máy di chuyển bằng bánh sắt lăn trên đường ray chuyên dùng đặt tường của nhà xưởng. 
  • Còn xét về mặt kết cấu, cầu trục được chia thành 2 loại là cầu trục một dầm và cầu trục hai dầm. 
Cấu tạo khung thép tiền chế có cầu trục
Cấu tạo khung thép tiền chế có cầu trục

Với 2 thông số đầu vào là sức nâng tải Q= 25 tấn và khẩu độ l = 15m, thì ta thiết kế cầu trục hai dầm với cấu tạo chính như sau:

  • Dầm chủ yếu là dầm đơn, dầm đôi.
  • Xe con mang hàng. 
  • Bánh xe. 
  • Cột nhà thép tiền chế.
  • Đường ray chuyên dùng.
  • Giảm chấn. 
  • Dầm đầu. 
  • Bộ máy di chuyển. 
  • Bộ máy di chuyển xe con.
  • Tang tời hàng. 
  • Xe con mang hàng. 
  • Ca bin. 
  • Các thiết bị an toàn là cao su giảm chắn, lan can an toàn, hệ thống đèn báo còi báo.

3.2 Nguyên tắc hoạt động của cầu trục nhà xưởng

  • Động cơ điện truyền chuyển động qua trục truyền động và khớp nối tới các hộp giảm tốc của cầu trục. Sau đó, bánh xe di chuyển cầu trục làm di chuyển toàn bộ dầm chính gắn trên các dầm đầu. 
  • Xe còn có chứa cơ cấu nâng được di chuyển trên ray  được gắn trên dầm chính. 
  • Trong một số thời điểm, phanh có nhiệm vụ hãm lại. Hệ thống điều khiển ở Cabin có nhiệm vụ điều khiển hệ thống điện của cầu trục . 
  • Diện tích xếp dỡ là hình chữ nhật. 

3.3 Những lưu ý trong nhà xưởng có cầu trục

  • Trong quá trình hoạt động cầu trục có thể gặp phải những sự cố. Vì thế các doanh nghiệp hoặc các đơn vị nên tổ chức đào tạo cách sử dụng cầu trục cho công nhân cẩn thận.
  • Vệ sinh, bảo hành, bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế hỏng hóc xảy ra. 
  • Cầu trục nên được lắp đặt phía trên cùng để không cản trở ánh sáng cần thiết. Hoặc lắp đặt đèn nhà xưởng có cầu trục treo thả gắn trực tiếp vào cầu trục.
  • Đèn led treo nhà xưởng nên treo thả xuống phía dưới thấp hơn cầu trục nhưng tránh cầu trục để đảm bảo không bị che mất ánh sáng. Đồng thời trong quá trình hoạt động, cầu trục sẽ không tác động làm hỏng đèn. 

4. Một số nhà xưởng có cầu trục phổ biến

4.1 Nhà xưởng có cầu trục dầm đơn

  • Cấu tạo gồm các bộ phận: Dầm chính, dầm biên, Palang nâng hạ, hệ cấp điện cầu trục, hệ cấp điện palang, tủ điều khiển cầu trục và các thiết bị an toàn.
  • Áp dụng trong điều kiện khai thác có tải trọng nâng khoảng 0.5 – 10 tấn. 
  • Ưu điểm: có kết cấu nhỏ gọn, tinh tế, tiết kiệm được không gian. 
Nhà xưởng có cầu trục dầm đơn tiết kiệm được không gian
Nhà xưởng có cầu trục dầm đơn tiết kiệm được không gian
  • Ứng dụng: trong các nhà xưởng sản xuất, chế tạo nhờ khả năng linh hoạt, gọn nhẹ của cầu trục dầm đơn.

4.2 Nhà xưởng có cầu trục dầm đôi

  • Cấu tạo gồm: dầm chính, dầm biên, sàn công tác, xe con di chuyển lắp palang hoặc bằng tời điện. Cùng với hệ dây dẫn điện, điều khiển cầu trục và hệ thống di chuyển cầu trục. 
  • Tùy thuộc vào trọng tải nâng hạ mà chọn loại dầm đôi 1 tấn, 2 tấn hoặc 100 tấn. 
  • Ưu điểm: dễ lắp đặt, dễ sử dụng, tải trọng nâng hạ lớn, thường lắp đặt trong các nhà máy sản xuất bao bì, nhiệt điện, gang thép. Cầu trục dầm đôi có thể tận dụng được hết phạm vi hoạt động trên không; không chiếm diện tích nhà xưởng. 
Nhà xưởng có cầu trục dầm đôi
Nhà xưởng có cầu trục dầm đôi
  • Nhược điểm: giá thành khá cao.
  • Ứng dụng: trong các ngành công nghiệp, làm việc ổn định và an toàn. 

5. Vai trò của cầu trục trong nhà xưởng

5.1 Tiết kiệm chi phí nhân công

  • Nếu công việc nhà xưởng phụ thuộc vào việc di chuyển lặp đi lặp lại hay nâng hạ tải nặng của công nhân; thì cầu trục trong nhà xưởng là một cách nhanh chóng và dễ dàng để cải thiện năng suất.
  • Không còn cần quá nhiều người lao động tham gia vào quá trình vận chuyển nhất là ứng dụng trong môi trường làm việc khắc nghiệt. 
  • Nhà xưởng khấu hao bao nhiêu năm luôn là băn khoăn của các doanh nghiệp; vì thế việc sử dụng cầu trục cũng giúp các doanh nghiệp tối ưu khoản khấu hao. 

5.2 Nâng cao năng suất lao động

  • Bằng sự phối hợp giữa các chuyển động, máy có thể dịch chuyển vật đến vị trí trong không gian làm việc đó một cách thuận tiện và nhanh chóng. 
  • Không làm chậm trễ tiến độ thi công của các doanh nghiệp.
Cầu trục với nhiều ưu điểm vượt trôi
Cầu trục với nhiều ưu điểm vượt trôi

5.3 Ưu điểm vượt trội của cầu trục

  • Được chế tạo theo tiêu chuẩn, thiết kế nhanh chóng và an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
  • Chi phí đầu tư thấp, lắp đặt mới nhanh chóng, cải tạo đơn giản.
  • Chế độ bảo hành, bảo dưỡng đơn giản.

Trên đây là những thông tin cần nắm rõ trước khi xây nhà xưởng có cầu trục. Đây là loại hình nhà xưởng đem lại hiệu quả trong những hoạt động sản xuất; tiết kiệm chi phí nhân công. Hãy liên hệ ngay 0332599699 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất trong việc thiết kế chiếu sáng nhà xưởng. 

4.2/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *