Trang chủTư vấn5 giải pháp chiếu sáng nhà xưởng tiết kiệm điện tốt nhất cho doanh nghiệp
5 giải pháp chiếu sáng nhà xưởng tiết kiệm điện tốt nhất cho doanh nghiệp
14/10/2019 | Views: 2288
>
Mỗi doanh nghiệp đều luôn “đau đầu” tìm các giải pháp chiếu sáng nhà xưởng nhằmtiết kiệm điện. Những phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tiền bạc cũng như tạo không gian chiếu sáng tốt cho nhân viên. Bạn đừng bỏ lỡ 5 giải pháp dưới đây sẽ mang đến hiệu quả cho doanh nghiệp trong chiếu sáng nhà xưởng.
1. Giải pháp chiếu sáng nhà xưởng đúng tiêu chuẩn và quy trình
1.1 Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp
Tiêu chuẩn chiếu sáng được biết đến là những tiêu chuẩn được quy định về thiết kế hệ thống chiếu sáng cho doanh nghiệp, nhà máy.
Tiêu chuẩn về độ rọi chính các là quy định về chiếu sáng trong vùng làm việc; các chỉ số về độ rọi ánh sáng trên bề mặt làm việc. Đồng thời, độ rọi đạt yêu cầu còn đảm bảo hiệu quả làm việc, đặc biệt là vào ban đêm.
Theo các quy định, độ rọi đạt từ 100lux – 300lux sẽ càng có hiệu quả làm việc tăng cao và độ an toàn cũng tăng lên.
Chỉ số hoàn màu: Chỉ số hoàn màu thể hiện sự chân thực của màu sắc.
Chỉ số hoàn màu được tính từ 1 – 100, khi chỉ số càng cao thì màu sắc càng chân thực hơn.
Bạn có thể tham khảo bảng tiêu chuẩn về độ rọi và chỉ số hoàn màu
STT
Khu vực chiếu sáng
Tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng
Ưu điểm
Độ rọi (lux)
Chỉ số hoàn màu tối thiểu (Ra)
Giới hạn hệ số chói lóa
1
Kho
≥ 100
≥ 60
25
Không yêu cầu cao về ánh sáng và màu sắc
2
Khu vực kiểm tra, phân loại sản phẩm
≥ 500
≥ 80
Không xem xét
Đạt chất lượng ánh sáng và màu sắc đảm bảo tính chính xác
3
Không gian chung của nhà máy
≥ 200
≥ 80
Không xem xét
Đạt yêu cầu về quy trình làm việc
4
Nhà xưởng sản xuất
≥ 300
≥ 80
Không xem xét
Đảm bảo đủ ánh sáng và màu sắc khi làm sản phẩm
5
Khu vực phụ: nhà vệ sinh
≥ 200
≥ 80
25
Mang lại sự thoải mái cho người lao động
Tiêu chí về độ nhấp nháy
Khi đèn chiếu sáng có hiện tượng nhấp nhấp sẽ luôn các tạo ra sự khó chịu, gây mệt mỏi, không an toàn trong lao động.
Khi lắp đặt cần kiểm tra đảm bảo không có hiện tượng nhấp nháy.
Sử dụng đèn chiếu sáng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng
1.1.2 Yêu cầu chung về ánh sáng trong nhà xưởng
Mọi khu vực sản xuất, vị trí làm việc cần đảm bảo đạt đủ độ rọi.
Hạn chế độ chói tránh gây khó chịu cho người làm.
Hệ thống ánh sáng với các hướng phù hợp, không có bóng che.
Mỗi vị trí làm việc có độ hoàn màu thích hợp.
Ánh sáng có nhiệt độ màu phù hợp cho từng công việc.
Giảm độ nhấp nháy của ánh sáng từ các loại đèn.
Hạn chế bảo dưỡng và sửa chữa đèn để không gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy.
Đảm bảo duy trì được thông số ánh sáng khi sử dụng đèn.
Khi lắp đặt hệ thống đèn dựa theo những tiêu chí sẽ đảm bảo được hiệu quả chiếu sáng tốt nhất. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm chi phí điện năng.
1.2 Quy trình xây dựng hệ thống chiếu sáng nhà xưởng
1.2.1 Xác định loại mô hình để lựa chọn giải pháp chiếu sáng nhà xưởng phù hợp
Bước 1. Chọn giải pháp chiếu sáng phù hợp mô hình nhà xưởng
Tùy theo từng loại nhà xưởng sản xuất loại hàng hóa nhất định sẽ có loại đèn chiếu sáng phù hợp.
Khi bạn lựa chọn đúng loại đèn chiếu sáng nhà xưởng thích hợp sẽ đảm bảo được độ rọi, quang thông cũng như độ hoàn màu.
Hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh, tiết kiệm điện năng.
Ví dụ: Nhà xưởng sản xuất điện tử sẽ cần đèn led có độ rọi ≥ 300 và độ hoàn màu ≥ 80. Điều này giúp ánh sáng nhà xưởng giúp người lao động làm việc tốt, an toàn với năng suất cao.
Bước 2. Phân chia khu vực rõ ràng
Mỗi một khu vực sản xuất đều sẽ có những yêu cầu khác nhau đề độ sáng; hướng ánh sáng hoặc độ rọi của đèn nhà xưởng.
Chọn đèn phù hợp giúp đáp ứng yêu cầu chiếu sáng
Ví dụ: Với đèn chiếu sáng hành lang có thể sử dụng đèn có độ sáng thấp, độ rọi thấp. Ngược lại với những khu vực sản xuất sẽ cần đèn có công suất lớn, có chỉ số độ rọi là >=80.
Thiết kế hệ thống chiếu sáng đảm bảo an toàn cho người lao động
Bước 3. Giải pháp chiếu sáng theo số lượng máy móc
Sau khi thống kê số lượng trang thiết bị máy có trong nhà xưởng, hệ thống chiếu sáng cần được lắp đặt như sau:
Đèn chiếu sáng cần được lắp để ánh sáng được chiếu thẳng xuống thiết bị làm việc.
Không xuất hiện bóng để quá trình làm việc, thao tác và đi lại không gặp khó khăn.
1.2.2 Lựa chọn ánh sáng phù hợp với không gian
Phù hợp về diện tích, độ cao trần
Doanh nghiệp nắm được cách lựa chọn đèn, màu sắc phù hợp với diện tích khu vực và độ cao của trần. Một số những lưu ý khi lựa chọn đèn và lắp đặt hệ thống chiếu sáng:
Khi diện tích chiếu sáng càng rộng thì cần chọn số lượng đèn lớn, công suất cao đáp ứng yêu cầu chiếu sáng.
Từng khu vực sản xuất cần chọn đúng loại đèn chiếu sáng theo tiêu chuẩn về độ rọi, độ quang thông.
Lắp đặt đèn chiếu ở khu vực sản xuất, kiểm tra sản phẩm cần có độ rọi cao nên sử dụng đèn có chóa sâu để tập trung ánh sáng.
Những nơi không yêu cầu ánh sáng tập trung có thể chọn đèn có chóa nông để có không gian chiếu sáng rộng.
Phù hợp với màu sắc tường
Doanh nghiệp cần chọn được đèn với ánh sáng phù hợp để mang đến công dụng chiếu sáng tốt. Điều này tạo cảm giác thoải mái về thị giác cho người lao động, không gây nhức mỏi, chói mắt.
Sử dụng đèn có ánh sáng ấm hoặc vàng cho các tường có màu sáng.
Đối với tường nhà xưởng tối màu có thể sử dụng đèn chiếu ánh sáng lạnh.
1.2.3 Những lưu ý quan trọng khi xây dựng hệ thống ánh sáng nhà xưởng
Hệ thống ánh sáng nhà xưởng được yêu cầu thiết kế hợp lý mang đến sự an toàn, hiệu suất chiếu sáng tốt nhất.
Bố trí đèn nhà xưởng hợp lý
Thiết kế, xây dựng hệ thống chiếu sáng hợp lý đảm bảo cung cấp ánh sáng đủ cho từng khu vực.
Đây là giải pháp tốt để nhà xưởng hoạt động tốt, tiết kiệm điện năng tiêu hao.
Đảm bảo an toàn cho máy móc, con người
Một hệ thống đèn chiếu sáng cần xây dựng chắc chắn, độ bền cao, không bị rơi, hỏng đèn, giàn khung.
Quá trình thi công, lắp đặt cần phải được giám sát chặt chẽ, không bị sai sót khi lắp đặt.
Lắp đặt hệ thống điều khiển đèn theo từng khu vực
Các nhà xưởng cần chú ý phân hệ thống điều khiển đèn chiếu sáng theo từng khu vực:
Chất liệu cấu tạo bền bỉ, không chứa thành phần độc hại
Đèn led có chất liệu hợp kim chống chịu nhiệt, chống cháy, chống nổ, không độc hại mang đến sự an toàn cho người lao động. Nên sử dụng đèn cấu tạo từ chất liệu hợp kim để đảm bảo hiệu quả tản nhiệt và độ bền cho đèn.
Lựa chọn đèn có thành phần cấu tạo không chứa chất độc hại như thủy ngân, chì, lưu huỳnh,…
Do vậy, việc sử dụng đèn led chất lượng sẽ đảm bảo được yêu cầu về tiết kiệm chi phí.
Chế độ bảo hành đảm bảo
Mỗi một bóng đèn khi bị hỏng cần phải sửa hoặc thay mới nhanh chóng. Trong khi đó, số lượng đèn led lắp đặt tại mỗi nhà xưởng đều rất lớn.
Do vậy, doanh nghiệp cần chọn mua đèn led từ đơn vị uy tín, có chế độ bảo hành rõ ràng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa đèn bị hỏng.
Lựa chọn sản phẩm có chế độ bảo hành trên 2 năm để tiết kiệm chi phí bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng.
3. Chiếu sáng tự nhiên trong nhà công nghiệp
3.1 Giải pháp chiếu sáng nhà xưởng bằng cửa sổ trần
Cung cấp ánh sáng từ tự nhiên cho không gian nhà xưởng.
Kết hợp với đèn led tiết kiệm chi phí điện năng, giảm chi phí đầu tư chiếu sáng cho doanh nghiệp.
3.2 Hệ thống ô kính thu hút ánh sáng trên mái
Thi công nhà xưởng với các ô kính hút sáng để chiếu sáng cho không gian nhà xưởng.
Sử dụng kính cường lực cao cấp để đảm bảo độ bền, độ an toàn, không gây khúc xạ ánh sáng.
4. Cài đặt cảm biến cho hệ thống đèn
Trong suốt một ngày, có những khu vực làm việc không có người sử dụng nhưng đèn vẫn sáng. Khi ra khỏi phòng trong thời gian dài nhưng đèn vẫn đang hoạt động. Đây chính là nguyên nhân gây tiêu tốn thêm nhiều điện năng.
Do vậy, việc sử dụng cảm biến cho hệ thống đèn nhận dạng có sự chuyển động của con người ra và vào khu vực chiếu sáng. Nhờ vậy hệ thống chiếu sáng có thể tự động bật, tắt khi cần sử dụng.
Giải pháp này luôn hạn chế tình trạng gây tiêu tốn điện năng và tiết kiệm chi phí tối ưu.
5. Cài đặt bộ điều chỉnh nhiệt độ cho không gian nhà xưởng
Trong các nhà xưởng sử dụng điều hòa nên cài đặt bộ điều chỉnh nhiệt độ. Bộ điều chỉnh nhiệt độ giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát được nhiệt độ theo từng mùa, từng ngày phù hợp với người lao động.
Sử dụng thiết bị này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm điện năng, hệ thống điều hòa tự động tắt khi đủ nhiệt độ. Bạn có thể sử dụng thiết bị này đi kèm với cảm biến ánh sáng của đèn để tối ưu chi phí sản xuất tốt nhất.
6. Giải pháp chiếu sáng nhà xưởng bằng năng lượng mặt trời
Nguồn điện năng lượng mặt trời được coi là nguồn năng lượng xanh. Đồng thời điện từ năng lượng mặt trời tự sản xuất sẽ không mất chi phí mua.
Do vậy, dù mức chi phí lắp đặt cao nguồn lợi ích từ hệ thống điện năng lượng mặt trời mang lại rất lớn. Nhiều nhà xưởng đang sử dụng điện năng lượng mặt trời trở lên phổ biến.
Sử dụng điện năng lượng mặt trời tiết kiệm tối đa chi phí
7. Giải pháp chiếu sáng nhà xưởng bằng cách trồng cây xanh
Bạn cũng cần dùng nhiều phương pháp giúp làm điều hòa nhiệt độ cho nhà xưởng. Trồng cây quanh nhà xưởng sẽ giúp làm mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.
Hệ thống điều hòa không phải làm việc quá tải, hạn chế tiêu tốn nhiều điện năng. Đây cũng là một trong nhiều giải pháp giúp mỗi doanh nghiệp không mất nhiều chi phí điện hàng năm.
8. Tư vấn giải pháp chiếu sáng cho từng khu vực trong xưởng
8.1 Giải pháp chiếu sáng nhà máy
Giải pháp chiếu sáng nhà máy
Phân bố ánh sáng hợp lý để tăng hiệu quả làm việc tạo năng suất tối đa. Khi ánh sáng phân bố đều giúp chống chói lóa, giảm mệt mỏi và hạn chế nguy cơ tai nạn lao động.
Lưu ý, cần sử dụng các sản phẩm chiếu sáng có tuổi thọ cao và chất lượng tốt để giảm chi phí bảo dưỡng
Cần có hệ thống chiếu sáng sự cố và các đèn chỉ dẫn thoát hiểm để đảm bảo an toàn trong nhà máy.
8.2 Giải pháp chiếu sáng dây chuyền sản xuất
Giải pháp chiếu sáng dây chuyền sản xuất
Dây chuyền sản xuất đòi hỏi độ tâp trung, chú ý của công nhân nên cần lựa chọn đèn có ánh sáng tập trung đảm bảo độ rọi chiếu sáng đúng vị trí giúp cho công nhân dễ dàng thao tác, nhận biết lỗi của sản phẩm.
Lựa chọn các loại đèn có chỉ số hoàn màu cao, hiệu suất cao, tiết kiệm điện và tuổi thọ cao để đem lại nguồn ánh sáng tốt nhất cho dây chuyền sản xuất và hạn chế thay thế.
8.3 Giải pháp chiếu sáng khu kiểm tra chất lượng
Giải pháp chiếu sáng khu kiểm tra chất lượng
Để tăng cường thị lực, tăng khả năng phân loại sản phẩm nhanh và chính xác cần lựa chọn đèn chỉ số hoàn màu cao giúp chống mệt mỏi, tăng năng suất lao động.
8.4 Giải pháp chiếu sáng nhà kho
Giải pháp chiếu sáng nhà kho
Lựa chọn đèn có khả năng tiết kiệm điện vượt trội và ánh sáng chân thực nhất giúp giảm hóa đơn điện hàng tháng và tăng khả năng phân biệt sản phẩm chính xác nhất.
9. Giải pháp chiếu sáng nhà xưởng bằng 5 phương pháp thiết kế chiếu sáng công nghiệp
9.1 Cách tính toán chiếu sáng nhà xưởng theo 5 phương pháp
9.1.1 Phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng bằng hệ số sử dụng Ksd
Một trong những phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng phổ biến nhất chính là bằng hệ số sử dụng KSd.
Phương pháp này không cần phải sử dụng hệ số phản xạ của tường đối với ánh sáng.
Giải pháp chiếu sáng từ phương pháp bằng hệ số sử dụng Ksd chỉ dùng cho không gian chiếu sáng trên 10m2.
Cách tính quang thông cho đèn theo phương pháp Ksd
Để xác định hệ số quang thông của đèn khi chiếu sáng bạn cần xác định một số chỉ tiêu sau:
Khoảng cách của các đèn: L (m)
Xác định số mối lắp đèn
Xác định diện tích phòng
Tra bảng hệ số phản xạ lux
Cách tính số đèn cần dùng cho văn phòng trên 10m2
N=(E*A)/(F*UF*LLF)
Giải thích các chỉ tiêu:
N là Số mối đèn được lắp
E là mức phản xạ ánh sáng trên bề mặt, nơi làm việc
A là diện tích nhà xưởng
F được biết là tổng lượng quang thông
UF được gọi là hệ số sử dụng đèn theo từng mối lắp
LLF là hệ số thất thoát ánh sáng.
9.1.2 Giải pháp chiếu sáng nhà xưởng theo tính toán từng điểm
Đây cùng là một trong những phương pháp thiết kế chiếu sáng được dùng cho những nhà xưởng có yêu cầu cao về chiếu sáng. Để thiết kế chiếu sáng nhà xưởng theo phương pháp này cần xác định rõ 3 yếu tố:
Độ rọi trên mặt phẳng ngang Eng
Đội rọi trên mặt phẳng đứng Edd
Độ rọi trên mặt phẳng nghiêng Engh
Cách tính của phương pháp từng điểm:
Chọn 1 điểm A cố định để xét độ rọi có khoảng cách đến một điểm sáng là R.
Xác định được số lượng đèn bằng bình phương khoảng cách và tỷ lệ cường độ chiếu sáng.
Giải pháp chiếu sáng nhà xưởng tiết kiệm bằng cách tính toán độ rọi
9.1.3 Phương pháp tính toán gần chính xác
Giải pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng thông qua phương pháp tính toán gần chính xác ( hay còn gọi gần đúng).
Phương pháp này sử dụng cho những không gian chiếu sáng với diện tích phòng nhỏ, nhà xưởng có quy mô nhỏ.
Nếu bạn muốn dùng phương pháp này cần phải xác định 2 yếu tố:
Tính công suất chiếu sáng của phòng/1 đơn vị diện tích
Tính số đèn chiếu sáng, loại đèn, độ cao
Sử dụng phương pháp tính toán từng điểm để đảm bảo độ chính xác cao.
9.1.4 Phương pháp tính toán gần đúng với đèn ống
Khi sử dụng phương pháp này là giải pháp tính sẵn 1 phòng đang được chiếu sáng với 2 đèn ống công suất 60W ( mỗi đền 30 W). Hệ số độ rọi Edm=100lx và quang thông là 1230 lm.
Cách tính toán theo phương pháp dần đúng với đèn ống, quy định:
Phòng chiếu sáng được xác định là rộng ≥4,
Chiều rộng: a
Chiều cao: Ho
+ Phòng có diện tích vừa khi =2;
+ Phòng nhỏ hẹp khi diện tích ≤1
+ Hệ số phản xạ của trần màu thẫm là ρtr=0.7;
+ Hệ số phản xạ của trần màu trung bình là ρtr=0.5;
+ Hệ số phản xạ của tường màu thẫm là ρtg=0.5;
+ Hệ số phản xạ của tường màu trung bình là ρtg=0.3;
Hệ số an toàn K:
Khi phối quang trực xạ k=1.3
Khi phối quang phản xạ k=1.5
Khi chủ yếu dùng phối quang trực xạ k=1.4
Sử dụng đèn ống có hệ số rọi Edm là 100lx sẽ có công suất tổng đèn cho thiết kế theo tỷ.
Khi dùng loại đèn ống có trị số độ rọi khác Eđm =100lx thì công suất tổng các đèn cần thiết kế theo tỷ lệ.
9.2 Công thức tính toán chiếu sáng nhà xưởng
Tính tổng lượng ánh sáng cho nhà xưởng
Xác định tổng lượng ánh sáng cần thiết cho nhà xưởng.
Công thức tính được xác định bằng diện tích nhà trần nhà với tiêu chuẩn quang thông.
Ví dụ: Nhà xưởng có diện tích 100m2, tiêu chuẩn quang thông là 200lm. Khi đó, tổng lượng ánh sáng sẽ bằng 100 x 200 = 20.000 lm.
Cách tính tổng công suất chiếu sáng
Công thức tính tổng công suất = tổng ánh sáng : hiệu suất phát quang.
Ví dụ: nhà xưởng có tổng lượng ánh sáng là 20000lm, hiệu suất phát quang 120 lm/w.
Nhà xưởng cần sử dụng tổng công suất của đèn là 20000 : 100 = 200w.
Công thức tính toán chiếu sáng nhà xưởng (số lượng đèn)
Để tính số lượng đèn chiếu sáng, bạn thực hiện theo công thức sau: Tổng công suất : công suất của một đèn.
Ví dụ: Tổng công suất chiếu sáng của nhà xưởng là 200W. Nhà xưởng được chuẩn bị lắp đèn led công suất 40W. Như vậy, nhà xưởng cần sử dụng 5 bóng đèn.
Giải pháp chiếu sáng nhà xưởng bằng cách tính đủ số lượng đèn led sử dụng hiệu quả
9.3 Thiết kế chiếu sáng dựa trên phần mềm DIAlux
DIALux được biết đến là một phần mềm thiết kế chiếu sáng do công ty DIAL GmbH thiết kế và cung cấp miễn phí cho người dùng.
Phần mềm tính toán DIALux sử dụng tiêu chuẩn châu Âu EN 12464, CEN 8995. để tính toán số đèn cần sử dụng trong từng diện tích.
Người dùng có thể sử dụng để tính toán với từng hãng đèn khác nhau. Phần mềm EN 12464, CEN 8995. cung cấp các thông số kỹ thuật ánh sáng, có thể sửa đổi.
Việc tính toán hệ thống chiếu sáng đơn giản và nhanh gọn hơn.
10. Lợi ích của các giải pháp chiếu sáng nhà xưởng
Giảm thiểu tai nạn lao động
Cải thiện môi trường làm việc
Tăng năng suất lao động
Tiết kiệm điện
Tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp
Tìm kiếm giải pháp chiếu sáng nhà xưởng tiết kiệm điện năng là yêu cầu đặt ra cho nhiều doanh nghiệp. Trong 5 giải pháp trên thì bóng đèn led dùng cho nhà xưởng là giải pháp thiết kế chiếu sáng tối ưu nhất, an toàn và hiệu quả. Tham khảo thông tin chi tiết các sản phẩm trên website: Denlednhaxuongcaocap.com.