Trang chủTư vấn15 vấn đề quan trọng nhất khi thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
15 vấn đề quan trọng nhất khi thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
04/10/2019 | Views: 5024
>
Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng là điều rất cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Nó tác động trực tiếp đến hiệu suất làm việc cũng như đảm bảo an toàn cho mắt, thị lực của người lao động. Tham khảo 15 vấn đề quan trọng nhất khi thiết kế, bố trí ánh sáng nhà xưởng sau đây.
1. 5 cách thiết kế điện chiếu sáng nhà xưởng hiệu quả nhất
Để thiết kế được hệ thống chiếu sáng, ta cần sử dụng các công thức tính toán chiếu sáng. Dựa vào công thức ta sẽ tính được độ rọi, cường độ ánh sáng, công suất và số lượng đèn cần thiết. Dưới đây là 5 phương pháp tính toán thiết kế phổ biến nhất hiện nay:
1.1 Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng theo từng điểm
Đặc điểm
Phương pháp tính toán này dành cho các nhà xưởng có yêu cầu độ rọi cao. Ở phương pháp này áp dụng định luật bình phương khoảng cách, trong đó đèn được coi là một điểm sáng.
Cách tính
Nếu tính theo phương pháp này bạn phải phân biệt để tính toán độ rọi đối với 3 trường hợp sau đây:
Độ rọi trên mặt phẳng ngang (kí hiệu Eng)
Độ rọi trên mặt phẳng đứng (kí hiệu Eđ)
Độ rọi trên mặt phẳng nghiêng (kí hiệu Engh)
Công thức tính độ rọi E sau đây: E = F/S = Iω/r2ω = I/r2
1.2 Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng theo hệ số Ksd
Đặc điểm
Có thể nói hiện nay đây được coi là phương pháp thông dụng nhất để tính toán chiếu sáng chung. Vì ở phương pháp này bạn sẽ không cần phải chú ý đến hệ số phản xạ của tường. Phù hợp áp dụng đối với những nhà xưởng có diện tích lớn hơn 10m2.
Trình bày các bước thiết kế chiếu sáng trong nhà bằng phương pháp hệ số sử dụng Ksd
Bước 1: Bạn cần xác định mức chiếu sáng cần thiết cho bề mặt phòng là bao nhiêu cũng như chọn loại đèn phát sáng nào? Xác định nhu cầu chiếu sáng của không gian nhà xưởng; chọn loại đèn gì cho phù hợp.
Bước 2: Tiếp theo, hãy thu thập số liệu theo thông tin dưới đây:
Bảng thu thập số liệu không gian nhà xưởng:
Kích thước phòng
Chiều dài
L1
10
m
Chiều rộng
L2
10
m
Diện tích sàn nhà
L3
100
m2
Chiều cao trần nhà
L4
3.0
m
Hệ số phản xạ bề mặt
Trần nhà
L5
0.7
p.u
Tường
L6
0.5
p.u
Sàn nhà
L7
0.2
m
Chiều cao bề mặt làm việc tính từ sàn nhà
L8
0.9
m
Chiều cao bộ đèn tính từ sàn nhà
L9
2.9
m
Chỉ số phản xạ thường sử dụng đối với L5, L6, L7:
Trần nhà
Tường
Sàn nhà
Văn phòng có điều hòa
0.7
0.5
0.2
Công nghiệp nhẹ
0.5
0.3
0.1
Công nghiệp nặng
0.3
0.2
0.1
Bước 3: Công thức tính số đo phòng = (Dài x Rộng) : Cao x (Dài + Rộng)
Bước 4: Công thức tính hệ số sử dụng = Tỉ lệ % của lumen của đèn phát ra cho đến bề mặt làm việc
Bước 5: Tính số đèn cần dùng với công thức N=(E*A)/(F*UF*LLF)
Trong đó:
N là số mối lắp
E là mức lux cần thiết lên bề mặt làm việc
A là diện tích (L x W)
F là tổng lượng dòng (lumen) của tất cả các đèn trong một mối lắp
UF là hệ số sử dụng lấy từ bảng đối với mối lắp
LLF là hệ số thất thoát ánh sáng. Hệ số này tính độ hao mòn theo thời gian của lượng ánh sáng phát ra từ đèn và lượng bụi tích tụ trên mối lắp và trên tường nhà
1.3 Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng gần chính xác
Đặc điểm
Phương pháp này áp dụng để tính toán chiếu sáng đối với các nhà xưởng sau:
Nhà xưởng có phòng nhỏ hoặc chỉ số phòng <0,5.
Các khu vực nhà xưởng có tính chất công việc không yêu cầu tính chính xác, tỉ mỉ cao.
Cách tính
Bạn cần xác định được 2 đơn vị tính gồm có công suất (p) và diện tích cần được chiếu sáng (s).
Tiếp theo sẽ tính được công suất tổng, xác định được số đèn cần sử dụng, công suất mỗi đèn.
1.4 Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng tính gần chính xác khác
Đặc điểm
Phương pháp này tương tự như phương pháp thứ 3.
Dựa vào một bảng đã được tính toán sẵn với công suất 10W/m2.
Nếu thiết kế lấy độ rọi E phù hợp với độ rọi trong Bảng thì không cần hiệu chỉnh.
Nếu thiết kế lấy độ rọi E khác E cho trong Bảng thì cần hiệu chỉnh lại áp dụng công thức (w/m2)
P – công suất (w/m2) tính theo độ rọi yêu cầu Emin – Độ rọi tối thiểu cần có E – Độ rọi trong bảng tính sẵn tiêu chuẩn 10w/m2 K – hệ số an toàn
1.5 Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng gần đúng với đèn ống
Đặc điểm
Phương pháp này sẽ tính sẵn với một phòng được chiếu sáng bởi 2 đèn ống 30W (30×2 = 60) có độ rọi định mức Eđm = 100lx, đèn 60/220 có quang thông 1230lm.
Cách tính
Để áp dụng phương pháp tính toán này cần tuân thủ các quy định:
a – chiều rộng phòng
H0 – là chiều cao của phòng
Phòng gọi là vừa khi = 2
Phòng gọi là nhỏ (hẹp) khi ≤ 1
Hệ số phản xạ của trần màu thẫm : ρtr = 0.7;
Hệ số phản xạ của trần màu trung bình: ρtr = 0.5;
Hệ số phản xạ của tường màu thẫm : ρtg = 0.5;
Hệ số phản xạ của tường màu trung bình: ρtg = 0.3
Hệ số an toàn K:
Khi phối quang trực xạ k = 1.3
Khi phối quang phản xạ k = 1.5
Khi chủ yếu dùng phối quang trực xạ k = 1.4
Khi dùng loại đèn ống có trị số độ rọi khác Eđm =100lx thì công suất tổng các đèn cần bố trí chiếu sáng cho nhà xưởng theo tỷ lệ để mang lại sự chính xác nhất.
2. Những yếu tố ảnh hưởng tới thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng
2.1 Quy định pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng được áp dụng cho việc chiếu sáng không gian làm việc bên trong nhà xưởng công nghiệp. Hệ thống chiếu sáng cho nhà xưởng phải được lên kế hoạch bố trí từ khi bắt đầu xây dựng nhà máy.
Tham khảo bảng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1-2018:
STT
Không gian chức năng
Tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng
Độ rọi lux
Chỉ số hoàn màu tối thiểu Ra
Giới hạn hệ số chói lóa
1
Kho
≥100
≥60
25
2
Khu vực kiểm tra, phân loại sản phẩm
≥500
≥80
Không xem xét
3
Khu vực chung
≥200
≥80
Không xem xét
4
Khu vực sản xuất
≥300
≥80
Không xem xét
5
Khu vực phụ, nhà vệ sinh
≥200
≥80
25
Yêu cầu chung trong chiếu sáng nhà xưởng
Hệ thống ánh sáng cần phù hợp với vị trí, khu vực làm việc khác nhau tạo cảm giác dễ chịu
Để tránh gây ức chế thị giác cho người lao động cần phân bố độ chói cân bằng và hợp lý.
Hướng ánh sáng phải phù hợp để tránh hiện tượng bóng che. Giải pháp chiếu sáng từ một hướng nhất định giúp làm rõ hơn các chi tiết. Từ đó hiệu quả công việc được nâng cao.
Yêu cầu chung trong thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
Chỉ sử dụng nguồn sáng với dãy nhiệt độ màu rộng, chỉ số hoàn màu cao. Tùy thuộc vào tính chất của từng khu vực của phân xưởng để chọn màu sắc ánh sáng hợp lý.
Tránh hiện tượng nhấp nháy gây ảnh hưởng không tốt đến thị giác. Bằng cách sử dụng nguồn điện một chiều hoặc lựa chọn các bóng đèn có tần suất cao.
Thiết bị chiếu sáng đảm bảo an toàn, tiết kiệm, thân thiện với môi trường. Đặc biệt, thiết bị cần phải hoạt động ổn định trong điều kiện công nghiệp.
Hạn chế sửa chữa, bảo dưỡng đèn gây ảnh hưởng đến hoạt động của phân xưởng.
Chỉ tiêu kỹ thuật của một số loại nhà xưởng công nghiệp
Để có một không gian nhà xưởng đầy đủ ánh sáng thì các thông số kỹ thuật của đèn đóng vai trò quan trọng trong tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng. Cùng điểm qua các chỉ số đánh giá của đèn bên dưới đây.
Chỉ số hoàn màu
Chỉ số hoàn màu càng cao càng giúp màu sắc thể hiện chân thực hơn. Thang đo chỉ số hoàn màu tính từ 1 đến 100.
Chỉ số hoàn màu trong tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng
Bảng chỉ số hoàn màu cho từng khu vực:
STT
Chỉ số hoàn màu (RA)
Lĩnh vực áp dụng
1
>= 90
Rất tốt: Phù hợp sử dụng với những khu vực đòi hỏi cao về sự thể hiện màu sắc
2
80 – 90
Tốt: Sử dụng cho khu vực cần phản ánh màu với độ chính xác
3
60-80
Trung bình: Dành cho các khu vực có yêu cầu thể hiện màu sắc vừa phải
4
40-60
Thấp: Dành cho các khu vực không có yêu cầu cao về thể hiện màu sắc
5
20-40
Thấp nhất: Sử dụng ở nơi không cần thể hiện màu sắc
Độ rọi ảnh hưởng tới thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
Độ rọi-lux là gì? Độ rọi được định nghĩa là lượng ánh sáng/một mét vuông, công thức là lumen/m2.
Trong quá trình thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp nếu độ rọi được đảm bảo thì hiệu suất lao động luôn ở mức cao nhất, kèm theo chất lượng sản phẩm sẽ luôn cải thiện.
Bên trong khu vực sản xuất công nghiệp nếu độ rọi cao hơn 300 lux thì sẽ có xu hướng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm được nâng cao. Thông thường tại mỗi vị trí làm việc sẽ cần có độ rọi khác nhau.
Đánh giá kết quả tăng khả năng hoạt động thị giác, giảm lượng phế phẩm khi điều chỉnh tăng độ rọi đối với một số loại công việc
Loại công việc
Mức độ rọi (Lux)
Tăng khả năng hoạt động thị giác
Giảm lượng phế phẩm
Trước
Sau
Lắp ráp máy ghi hình
170
1000
7
–
Cắt, chặt da
350
1000
8
–
Lắp ráp cơ khí
100
1000
30
18
Lắp ráp hoàn chỉnh thiết bị
500
1500
28
–
Công nghiệp luyện kim
300
2000
16
29
Lắp ráp các sản phẩm siêu nhỏ
1000
4000
–
90
Công nghệ dệt
250
1000
7
–
Tham khảo tỷ lệ độ rọi và độ mỏi thị giác:
Tính chất công việc
Tỷ lệ mỏi thị giác (%) ở các mức độ rọi khác nhau
100 lux
200 lux
600 lux
Khoan
77
33
33
Rũa
75
50
33
Đột dập
65
65
22
Cắt
90
72
12
Cưa
98
44
3
Quang thông
Quang thông là năng lượng ánh sáng do nguồn sáng phát ra. Muốn đánh giá được độ sáng cũng như so sánh độ sáng của các loại đèn phải dựa vào chỉ số quang thông. Nếu quang thông càng lớn thì đèn càng sáng.
2.3 Đặc điểm không gian ảnh hưởng tới thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
Tùy thuộc vào đặc điểm của các loại hình nhà xưởng sản xuất mà sẽ có cách thiết kế chiếu sáng khác nhau.
Diện tích
Diện tích không gian nhà xưởng chính là yếu tố quyết định số lượng đèn cần sử dụng để chiếu sáng hợp lý. Theo đó, diện tích càng rộng, trần càng cao thì cần đèn công suất cao và số lượng đèn nhiều hơn so với nhà xưởng diện tích hẹp.
Công thức diện tích nhà xưởng = Chiều dài x chiều rộng.
Hệ thống thiết bị và máy móc khu sản xuất
Cần xem xét đến hệ thống thiết bị và máy móc của khu sản xuất để đưa ra tính toán hệ thống chiếu sáng phù hợp.
Đối với các nhà xưởng có hệ thống máy móc phức tạp hay những thiết bị có chiều cao quá lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng của đèn. Vì thế mà quyết định bổ sung hay cắt giảm số lượng đèn sẽ phụ thuộc vào hệ thống thiết bị nhà xưởng.
Màu sắc tường xung quanh
Đối với nhà xưởng có sơn tường tông màu tối sẽ cần số lượng đèn nhiều hơn để tăng cường ánh sáng
Với xưởng có sơn tường tông màu sáng có thể giảm bớt số lượng đèn chiếu sáng.
Ngoài ra khi lựa chọn ánh sáng đèn theo màu tường cũng phải đảm bảo độ rọi phù hợp với tính chất công việc.
2.4 Mục đích chiếu sáng của doanh nghiệp
Từng loại hình nhà xưởng khác nhau sẽ có mức độ cũng như mục đích yêu cầu chiếu sáng khác nhau.
Hãy căn cứ vào mục đích chiếu sáng của doanh nghiệp để có cách tính toán hệ thống chiếu sáng phù hợp nhất.
3. Công thức tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
3.1 Công thức tính công suất đèn theo độ cao trần
Độ cao trần có liên quan trực tiếp đến năng suất ánh sáng của đèn.
Theo đó, độ cao trần và công suất của đèn được cho là có mối quan hệ tỉ lệ thuận với nhau. Trần càng cao sẽ đòi hỏi sử dụng đèn công suất lớn.
Bạn có thể tham khảo bảng tính tương thích giữa độ cao trần và công suất được chúng tôi đưa ra dựa trên kinh nghiệm làm việc với nhiều đối tác trong nhiều năm sau đây:
Độ cao treo đèn (mét)
Đèn truyền thống (Metal, sodium, thủy ngân, halogen)
Đèn led nhà xưởng cao cấp
4
300w
40w
5
350w
50w – 60w
6
350w – 500w
60w – 80w
7
500w – 1000w
80w – 100w
8
500w – 1000w
100w – 120w
9
500w – 1000w
100w – 120w – 150w
10
1000w – 1500w
120w – 150w
11
1000w – 1500w
150w – 180w
12
1000w – 1500w
150w – 180w – 200w
13
1500w – 2000w
200w – 250w
14
2500w – 3000w
240w – 250w
Bảng tính độ cao trần và công suất đèn cần dùng ở trên cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào mục đích chiếu sáng của nhà xưởng.
Nếu cần độ sáng lớn hơn thì phải dùng đèn có công suất lớn hơn, ngược lại.
3.2 Công thức tính số lượng đèn cho một không gian nhà xưởng
Bạn cần có một công thức để tính toán chiếu sáng nhà xưởng tối ưu nhất, hãy tham khảo các công thức bên dưới:
Tính tổng số quang thông ánh sáng cần sử dụng
Công thức tính tổng số quang thông ánh sáng cần sử dụng = Diện tích nhà xưởng (m2) x Tiêu chuẩn quang thông của một đèn cần sử dụng.
Ví dụ: Tính tổng ánh sáng của xưởng công nghiệp thuốc lá có diện tích là 300m2. Tổng lượng ánh sáng = 300 * 500 = 150.000 (lm).
Tính tổng công suất đèn cần sử dụng
Bạn muốn tính được số lượng đèn chiếu sáng cần dùng cho không gian nhà máy thì trước tiên cần tính được tổng công suất cần dùng.
Tổng công suất đèn cần dùng = Tổng quang thông ánh sáng cần sử dụng : Hiệu suất phát quang.
Ví dụ: Tổng lượng ánh sáng cần dùng cho xưởng công nghiệp thuốc lá 150.000(lm) : Hiệu suất phát quang là 100(lm/w). Như vậy tổng số công suất cần dùng sẽ phải là 1500(W).
Tính số lượng bóng đèn cần sử dụng
Công thức tính tổng số bóng đèn cần dùng = Tổng số công suất cần dùng : Công suất của một bóng đèn (w).
Với ví dụ trên: Tổng công suất cần dùng là 1500w; với độ cao trần 8-9m thường sẽ sử dụng đèn LED Highbay 150w. Vậy tổng số lượng bóng đèn cần dùng là: 1500 : 150 = 10 bóng đèn.
4. Hướng dẫn thiết kế đèn chiếu sáng nhà xưởng theo khu vực
4.1 Chiếu sáng không gian chung của nhà xưởng
Lợi ích của việc phân bố ánh sáng hợp lý là nâng cao hiệu quả làm việc, giảm mệt mỏi cho người lao động, từ đó hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.
Hướng dẫn thiết kế chiếu sáng khu vực chung nhà xưởng
Tính toán chiếu sáng điển hình
Kích thước phòng (Dài × Rộng × Cao)
Đèn treo thả 2 m so với trần
Hệ số phản xạ các bề mặt không gian: ρ(trần × tường × sàn)
Giải pháp chiếu sáng
Chiếu sáng chung
Hình thức chiếu sáng trực tiếp
Sản phẩm phù hợp: Đèn led nhà xưởng 150w (model B1, B2, B3 hoặc B5, B11).
4.2 Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng cho dây chuyền nhà máy
Khi tính toán chiếu sáng không gian dây chuyền sản xuất phải hiểu được đây là nơi có cường độ làm việc cao, để giúp người lao động tập trung cao thì cần có giải pháp chiếu sáng hợp lý.
Chiếu sáng hiệu quả không chỉ tạo điều kiện cho công nhân dễ dàng thao tác, phát hiện lỗi sản phẩm mà còn bảo vệ đôi mắt.
Cần sử dụng các bộ đèn chuyên dụng giúp tập trung ánh sáng và đảm bảo độ rọi. Bên cạnh đó, lựa chọn các nguồn sáng với chỉ số hoàn màu cao, hiệu suất cao, có khả năng tiết kiệm điện, độ bền cao để giúp giảm thiểu thay thế.
Hướng dẫn thiết kế chiếu sáng dây chuyền sản xuất
Tính toán chiếu sáng điển hình
Kích thước phòng (Dài × Rộng × Cao)
Đèn treo thả 2,1m so với trần
Hệ số phản xạ của các bề mặt: ρ(trần × tường × sàn)
Giải pháp chiếu sáng
Chiếu sáng chung: Ánh sáng có độ rọi cao, đảm bảo không chứa tia UV, tránh chói lóa hay nhấp nháy.
Hình thức chiếu sáng trực tiếp.
Sản phẩm phù hợp: Đèn led nhà xưởng 150w hoặc công suất 200w.
4.3 Chiếu sáng không gian khu kiểm soát chất lượng
Đối với không gian kiểm soát chất lượng, đây là nơi phân loại, phân cấp chất lượng sản phẩm. Vì vậy đòi hỏi nguồn sáng có chỉ số hoàn màu cao để hỗ trợ tăng cường thị lực, tăng năng suất lao động.
Cần sử dụng các thiết bị chiếu sáng có hiệu suất cao, thân thiện môi trường và tiết kiệm điện.
Hướng dẫn thiết kế chiếu sáng khu kiểm soát chất lượng
Tính toán chiếu sáng điển hình
Kích thước phòng (Dài × Rộng × Cao)
Đèn treo thả 1,3m so với trần
Hệ số phản xạ của các bề mặt:ρ(trần × tường × sàn)
Giải pháp chiếu sáng
Chiếu sáng tập trung, độ rọi cao
Hình thức chiếu sáng trực tiếp
Sản phẩm phù hợp: Bộ đèn led nhà xưởng ánh sáng trắng công suất 240w hoặc 250w.
Đối với khu vực kho hàng, cần phải thiết kế chiếu sáng sao cho đảm bảo tính an toàn, giúp dễ phân biệt và phân loại hàng và có khả năng tiết kiệm điện cao.
Hướng dẫn thiết kế chiếu sáng kho hàng
Tính toán chiếu sáng điển hình
Kích thước phòng (Dài × Rộng × Cao)
Hệ số phản xạ của các bề mặt: ρ(trần × tường × sàn)
Giải pháp chiếu sáng
Chiếu sáng chung, độ chính xác trung bình
Hình thức chiếu sáng trực tiếp
Sản phẩm phù hợp: Đèn led nhà xưởng ánh sáng trắng hoặc ánh sáng vàng công suất 80w, 100w.
Ngoài những phương pháp tính toán trên, có thể kết hợp với chiếu sáng tự nhiên trong nhà công nghiệp để tăng chất lượng ánh sáng.
Như vậy, có thể nói thiết kế chiếu sáng nhà xưởng góp phần vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh và kinh doanh của doanh nghiệp. Hi vọng những thông tin trên đây là hữu ích, giúp các doanh nghiệp triển khai được hệ thống chiếu sáng hiệu quả nhất.