Trang chủTư vấnĐộ rọi là gì? 11 thông tin đầy đủ về cách đo – cách tính độ rọi LUX chính xác nhất
Độ rọi là gì? 11 thông tin đầy đủ về cách đo – cách tính độ rọi LUX chính xác nhất
08/11/2019 | Views: 7016
>
Độ rọi là một trong những đại lượng quan trọng trong tính toán thiết kế chiếu sáng và lựa chọn đèn. Vậy cụ thể độ rọi là gì? Tính toán độ rọi bao nhiêu cho phù hợp với không gian để đảm bảo ánh sáng? Nếu lắp đặt hệ thống chiếu sáng có độ rọi quá lớn có thể ảnh hưởng xấu tới thị lực và môi trường xung quanh. Chính vì vậy, hãy đọc ngay 11 thông tin quan trọng nhất về độ rọi để có giải pháp chiếu sáng tối ưu.
1. Khái niệm độ rọi là gì?
1.1 Độ rọi là gì?
Khái niệm chuẩn: Độ rọi là đại lượng dùng trong trắc quang học biểu thị độ sáng tại điểm nhất định; tức là quang thông trên một diện tích bề mặt được chiếu sáng mà con người có thể cảm nhận được mạnh hay yếu. để đánh giá cường độ ánh sáng cảm nhận được.
Độ rọi là tiêu chí quan trọng cần quan tâm khi chọn mua đèn LED để đảm bảo chất lượng ánh sáng theo nhu cầu sử dụng.
Độ rọi là gì? Tiêu chuẩn chiếu sáng quan trọng của đèn led
1.2 Độ rọi tiếng Anh là gì?
Trong Tiếng Anh, độ rọi được gọi là “intensity of illumination”: nghĩa là độ rọi của ánh sáng.
1.3 Ký hiệu của độ rọi là gì?
Kí hiệu của độ rọi là lux, đơn vị đo trong hệ SI. 1 lx = 1 cd cr / m.
1.4 Lux là gì? Độ rọi lux là gì?
Khái niệm Lux là gì?
Lux là đơn vị đo của độ rọi dùng để tính công suất ánh sáng, lượng ánh sáng trên bề mặt cụ thể. Lux viết tắt là lx.
Tỷ lệ giữa độ rọi và quang thông: 1lux = 1 lumen/m2.
Điều này có nghĩa: 1 lux trên 1m2 sẽ nhận được lượng quang thông là 1 lumen.
Lux hiện nay đang được dùng để xác định cường độ ánh sáng trong nhiều không như văn phòng, phòng học.
Luminous flux là gì?
Luminous flux là tên tiếng Anh của thông số quang thông của nguồn sáng.
Theo đó, luminous flux là tổng lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng.
1.5 Độ rọi trung bình là gì?
Theo Thông tư số 22/2016/TT-BYT thì độ rọi trung bình là mức độ sáng bình quân của ánh sáng trong một khoảng không gian chung.
Độ rọi trung bình trên bề mặt không được nhỏ hơn độ rọi duy trì.
1.6 Độ rọi của đèn là gì?
Độ rọi của đèn là chỉ số độ quang thông trên tổng diện tích bề mặt được chiếu sáng bởi đèn led.
1.7 Độ rọi năng lượng là gì?
Độ rọi năng lượng thể hiện lượng ánh sáng chiếu sáng phát ra từ nguồn sáng trên một bề mặt cụ thể.
1.8 Độ rọi ngang là gì?
Độ rọi ngang là độ rọi trung bình trên một mặt phẳng ngang. Độ rọi ngang của mỗi nguồn sáng là khác nhau.
1.9 Độ rọi trung bình
Độ rọi trung bình là độ rọi trung bình của một nguồn sáng trong khoảng không gian nhất định.
1.10 Độ rọi duy trì
Độ rọi duy trì có tên Tiếng Anh là “maintained illuminace”, ký hiệu là Em. Đây là độ rọi trung bình trên bề mặt theo quy định.
1.11 Lưới độ rọi
2. Độ rọi tiêu chuẩn là gì? Bảng tiêu chuẩn của từng không gian cụ thể
2.1 Khái niệm về tiêu chuẩn độ rọi
Độ rọi tiêu chuẩn là những thông số quy định về độ rọi trên một bề mặt diện tích nhất định.
Mỗi khu vực khác nhau sẽ quy định độ rọi tiêu chuẩn khác nhau.
Độ chói chính là một đại lượng quang học dẫn xuất. Độ chói được xác định nhờ cường độ ánh sáng trên một đơn vị diện tích được ánh sáng chiếu theo hướng cụ thể.
Độ chói được gọi là candela, ký hiệu là cd. Đơn vị đo độ chói là cd/m2.
5.2 Công thức tính độ chói
Khi bề mặt được chiếu sáng sẽ phản xạ lại một phần quang thông theo các hướng khác nhau.
Công thức tính: Lα = Iα : Cosα . ds
Đơn vị đo độ chói: Cd/m2.
Trong đó:
+ Iα là cường độ sáng theo hướng α
+ ds là diện tích mặt nhìn từ hướng α
Bảng số liệu độ chói của các nguồn sáng thông dụng
Nguồn ánh sáng
Độ chói (cd/m2)
Mặt trời
170000
Mặt trăng
2500
Bầu trời trong xanh
1500
Bầu trời mây xám
1000
Đèn sợi đốt 100w
6000
Đèn huỳnh quang 40w
7000
Bề mặt giấy trắng với độ rọi 400lx
80
Mặt đường
1-2
5.3 Phân biệt độ rọi và độ chói
Độ chói là đại lượng đo cường độ ánh sáng có thể gây chói mắt cho con người. Đây là cách để xác định xem ánh sáng đèn có gây chói mắt cho người dùng không.
Độ chói chỉ cảm nhận của mắt người về cường độ ánh sáng
Độ rọi là cường độ ánh sáng chiếu xuống một diện tích nhất định. Tiêu chí này dùng để xác định khả năng ánh sáng tập trung khi chiếu trên một ánh sáng nhất định.
6. Ý nghĩa của việc tính toán độ rọi tiêu chuẩn chính xác
Sau khi tính toán độ rọi, có thể đánh giá được hiệu quả của một hệ thống đèn LED chiếu sáng. Từ đó, người dùng có thể bổ sung hoặc giảm bớt số lượng đèn để hệ thống ánh sáng đạt chuẩn nhất.
Tính toán độ rọi giúp người dùng lên bản thiết kế chiếu sáng phù hợp với từng loại đèn LED và không gian.
Từ đó, việc hoạt động và làm việc sẽ đạt được hiệu quả tối đa. Đồng thời mắt không bị chói lóa hay khó chịu.
7. Mối quan hệ giữa độ rọi với thông số khác của đèn led
7.1 Mối quan hệ giữa độ rọi với công suất
Độ rọi là đại lượng được tính bằng cảm nhận của mắt người. Nó không được đo bằng năng lượng ánh sáng.
Do vậy, mối quan hệ giữa độ rọi và công suất được tính theo bước sóng hoặc nhiệt độ màu.
Hệ số chuyển đổi giữa độ rọi và công suất là mW/m2, tính theo sự chuyển đổi từ thành phần của bước sóng hoặc dải nhiệt độ màu ánh sáng.
Ví dụ: Ánh sáng có bước sóng 555mm thì đội rọi 1 lux = 1,46 mW/m2.
7.2 Mối quan hệ giữa độ rọi với quang thông
Đội rọi là tổng lượng quang thông chiếu sáng trên một diện tích nhất định. Đơn vị đo là lumen (ký hiệu là lm).
Do vậy, khi cần xác định độ rọi bắt buộc phải có được tổng quang thông của thiết bị chiếu sáng.
Độ rọi và quang thông có liên hệ chặt chẽ với nhau
Ví dụ: đèn có quang thông chiếu sáng trên 1m2 là 1000 lumen, sẽ có độ rọi là 1000 lux. Tuy nhiên, nếu cùng loại đèn có lượng quang thông đó chiếu sáng trên 10m2 sẽ có độ rọi là 100 lux.
Như vậy, khi quang thông lớn, chiếu trên diện tích càng lớn sẽ có độ rọi thấp, ánh sáng mờ hơn.
7.3 Quang hiệu là gì? Mối quan hệ giữa độ rọi với quang hiệu
Quang hiệu nghĩa là hiệu suất phát quang thể hiện khả năng chuyển đổi từ điện năng thành quang năng của đèn chiếu sáng.
Cách tính quang hiệu: quang thông chia cho công suất của đèn.
Đơn vị đo hiệu suất phát quang là lumen/watt, ký hiệu: lm/w.
Hiệu suất chiếu sáng càng cao chứng tỏ đèn có khả năng chuyển đổi quang năng tốt, tiết kiệm điện hơn.
Thông thường, các đèn có quang hiệu cao sẽ có khả năng chiếu sáng vượt trội. Khi đó, độ rọi của đèn cũng sẽ tăng lên.
Hiệu suất chiếu sáng càng cao sẽ có độ rọi càng lớn và ngược lại.
7.4 Mối quan hệ giữa độ rọi với cường độ ánh sáng
Cường độ ánh sáng là lượng ánh sáng được phát ra từ một thiết bị chiếu sáng xuống một đơn vị diện tích.
Mối quan hệ giữa độ rọi và cường độ ánh sáng tỷ lệ thuận với nhau khi diện tích chiếu sáng không đổi.
Cường độ ánh sáng càng cao thì khả năng tập trung độ rọi càng lớn. Ngược lại, khi ánh sáng có cường độ thấp thì độ rọi sẽ mờ, nhạt hơn.
Cách đo cường độ ánh sáng:
Cường độ ánh sáng được tính bằng: I
Công thức tính cường độ ánh sáng: I = Ф / ω
7.5 Mật độ công suất chiếu sáng là gì?
Mật độ công suất chiếu sáng là giá trị được tính bằng tổng công suất đèn chia cho tổng diện tích sử dụng.
Mật độ công suất chiếu sáng cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới độ đồng đều độ rọi.
8. Tư vấn tính độ rọi theo tiêu chuẩn cho nhà xưởng
Denlednhaxuongcaocap.com là đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp đèn nhà xưởng chính hãng, chất lượng.
Đơn vị có đội ngũ kỹ thuật trình độ cao tư vấn chính xác độ rọi đạt tiêu chuẩn cho từng nhà xưởng.
Denlednhaxuongcaocap.com tư vấn chọn đèn led, thiết kế lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhà xưởng phù hợp với không gian.
Chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ tính độ rọi, tính toán chiếu sáng trên những phần mềm chuyên dụng như: DIALUX, CALCULUX, Luxinco, Visual Lighting.
Dựa vào thông tin tổng hợp “độ rọi là gì?” giúp các doanh nghiệp tính toán, thiết kế chiếu sáng tiết kiệm điện tối ưu nhất. Denlednhaxuongcaocap.com luôn đồng hành cùng khách hàng từ khâu chọn đèn led tới khâu thiết kế chiếu sáng. Mọi thông tin cần tư vấn, báo giá, liên hệ ngay Hotline: 0332599699.