9 bộ phận cấu tạo của chip LED quan trọng nhất

9 bộ phận cấu tạo của chip LED quan trọng nhất

19/10/2023 | Views: 63

Cấu tạo của chip LED (Light Emitting Diode) là chi tiết các thành phần bên trong của một mắt chip. Đây là bộ phận quan trọng nhất của đèn, đóng vai trò phát sáng cho đèn. Do đó, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về loại linh kiện chip LED để có lựa chọn tốt nhất cho mình. 

Cấu tạo chip LED bao gồm 9 bộ phận quan trọng là N-Type Layer > P-Type Layer > Dielectric Layer > giá đỡ > mắt chip > thấu kính > keo tản nhiệt > Chất phát quang > dây dẫn > điện cực

Cấu tạo chung của chip LED
Cấu tạo chung của chip LED

1. Lớp N (N-Type Layer) trong cấu tạo chip LED

  • Đây là một phần của chip LED được làm từ một loại bán dẫn, thường là chất bán dẫn nền, trong đó các electron tự do sẵn sàng để di chuyển khi có dòng điện được áp dụng.

2. Lớp P (P-Type Layer) trong cấu tạo chip LED

  • Phần này của chip LED chứa lớp bán dẫn dương, nơi có lỗ trống. Khi dòng điện chạy qua, các electron từ lớp N chuyển sang lớp P và kết hợp với các lỗ trống trong lớp P để tạo ra ánh sáng.

3. Lớp bao phủ chip LED (Dielectric Layer)

  • Đôi khi, một lớp bao phủ dielectric được đặt lên lớp P để giúp cách ly và tập trung năng lượng trong lớp P, giúp tạo ra ánh sáng mạnh hơn và hiệu suất tốt hơn.

4. Giá đỡ là bộ phận quan trọng trong cấu tạo chip

  • Trong quá trình sản xuất, giá đỡ được thiết kế làm nhiệm vụ nâng đỡ cho chip LED.
  • Đồng thời, bộ phận này cũng làm nhiệm vụ khác chính là tản nhiệt cho chip LED. 
  • Khi chip LED phát sáng đều sẽ tỏa ra nhiệt lượng lớn nên cần có giá đỡ. Bộ phận này giúp chip LED tỏa nhiệt nhanh chóng, hạn chế gây nóng cho chip LED. 

5. Cấu tạo mắt chip LED

  • Trong mỗi chip LED cần phát sáng bắt buộc phải có mắt chip. Đây được coi là bộ phận quan trọng nhất. 
  • Chip LED càng chất lượng thì chất lượng ánh sáng càng cao.
Bóc tách các bộ phận cấu tạo chip LED
Bóc tách các bộ phận cấu tạo chip LED

6. Thấu kính (Lens) là bộ phận bảo vệ cấu tạo chip

  • Mắt lens thường nằm ở đầu của chip LED và có nhiệm vụ tập trung ánh sáng và tạo hình cho nó. Mắt đèn có thể làm bằng các loại vật liệu khác nhau, như nhựa trong suốt hoặc thủy tinh.

7. Keo tản nhiệt

  • Keo tản nhiệt sẽ đảm bảo chip LED duy trì được mức nhiệt độ thích hợp, chống nóng, chập cháy hiệu quả.
  • Các loại keo tản nhiệt được sử dụng trong cấu tạo chip LED: keo silica, keo epoxy,…
    • Dòng keo silica có khả năng tản nhiệt tốt, tốc độ suy giảm của quang thông thấp. Nhưng dây dẫn nguồn dễ bị ép đứt và có giá thành cao. 
    • Keo epoxy có khả năng tản nhiệt thấp hơn keo silica. Keo có giá thành thấp hơn nhưng làm quang thông suy giảm nhanh; đổi màu ánh sáng. 

8. Chất phát quang (Phosphor)

  • Đôi khi, để tạo ra ánh sáng trắng hoặc các màu sắc khác, một lớp chất phát quang có thể được áp dụng lên chip LED. Chất này chuyển đổi ánh sáng màu xanh dương ban đầu thành các màu khác.

9. Dây dẫn điện

  • Dây dẫn (Conductive Leads): Dây dẫn được kết nối với lớp N và lớp P để cung cấp dòng điện cho chip LED. Thông qua dây dẫn này, dòng điện chạy qua chip LED, kích thích quá trình phát ra ánh sáng.
  • Hiện nay, dân dẫn vàng được đánh giá là chất liệu tốt nhất. Dây được thiết kế với đường kính 0.8milimet.
  • Chip LED dùng dây dẫn bằng đồng giúp tiết kiệm chi phí nhưng ánh sáng kém, đèn nhanh bị hỏng.  

10. Điện cực (Electrodes)

  • Các điện cực được sử dụng để kết nối chip LED với nguồn điện. Các điện cực này thường nằm ở hai đầu của chip LED và là nơi dòng điện được đưa vào và thu ra.

11. Hình ảnh cấu tạo của một số loại chip LED phổ biến

Cấu tạo LED SMD
Cấu tạo LED SMD
Cấu tạo chip SMD
Cấu tạo của chip LED SMD
Cấu tạo COB LED
Cấu tạo COB LED
Cấu tạo chip LED
Cấu tạo chip LED siêu sáng

Thông số các loại chip LED

Để lựa chọn được loại chip phù hợp với từng dòng đèn, bên trong dựa vào cấu tạo chip, còn cần xem chi tiết từng thông số kỹ thuật của chip. 

Điện áp hoạt động là điện áp cần thiết để kích hoạt chip LED. Đơn vị là V.
Cường độ dòng điện là dòng điện chạy qua chip LED khi nó hoạt động. Đơn vị là mA.
Công suất là sản phẩm của điện áp và dòng hoạt động của chip LED. Đơn vị Watt (W).
Quang thông là lượng ánh sáng mà chip LED phát ra và được đo bằng lumen (lm).
Hiệu suất phát quang thể hiện khả năng tiết kiệm điện của chip. Đơn vị là lm/W.
Nhiệt độ màu đo lường màu sắc của ánh sáng phát ra từ chip LED. Đơn vị độ Kelvin (K).
Chỉ số hoàn màu khả năng của chip LED tái tạo màu sắc của các vật thể so với ánh sáng tự nhiên. CRI chip LED thường trong khoảng 70 – 95Ra.
Góc phát sáng là phạm vi mà ánh sáng được phát ra từ chip LED. Đơn vị đo bằng độ và có thể là góc hẹp (ví dụ: 30 độ) hoặc rộng (ví dụ: 120 độ).
Tuổi thọ Tuổi thọ của chip LED đo lường thời gian mà chip có thể hoạt động với độ sáng ban đầu mà không giảm đáng kể. Tuổi thọ chip thường khoảng 35000 – 100000 giờ

Các loại chip LED phổ biến

Cấu tạo của từng loại chip LED sẽ có sự khác nhau trong chi tiết. Tuy nhiên, mỗi chip LED vẫn cấu tạo gồm 9 bộ phận chính như trên. 

Các loại chip LED SMD

  • Chip LED SMD có rất nhiều loại; Một số loại chip SMD phổ biến như: SMD2835; SMD 3528; SMD 5050; SMD 563; SMD 4014; SMD 3030; SMD 7070

Các loại chip LED COB

  • Chip LED COB đơn sắc
  • COB LED Cao cấp

Các loại chip LED siêu sáng

  • Chip LED siêu sáng SMD
  • Chip LED siêu sáng COB

Các loại chip LED đèn pin

  • Chip LED 5mm
  • LED SMD
  • LED COB
  • LED RGB
  • LED siêu sáng
  • LED UV

Trên đây là những thông tin chi tiết về cấu tạo của chip LED và các loại chip phổ biến. Để chọn mua được chip LED chính hãng với giá thành tốt nhất hãy mua tại các hãng nổi tiếng như Cree; Samsung; Osram; Bridgelux; Nichia; Philips;….Hoặc gọi ngay hotline 0332.599.699 của công ty đèn LED HLB để được tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *