Tổng hợp 10 cách kiểm tra bóng đèn cao áp chuẩn dễ nhất

Tổng hợp 10 cách kiểm tra bóng đèn cao áp chuẩn dễ nhất

24/05/2022 | Views: 1566

Trong quá trình sử dụng bóng cao áp thường xảy ra hỏng hóc, cần phải sửa chữa. Vậy cách kiểm tra bóng đèn cao áp như thế nào? Khi nào thì cần kiểm tra bóng? Xem ngay hướng dẫn chi tiết từ A – Z trong bài viết. 

1. Những nguyên nhân làm hỏng bóng đèn cao áp

1.1 Hỏng chấn lưu

  • Chấn lưu hay còn gọi là kích cao áp. Bộ phận này có thể bị hỏng trước khi lắp đặt hoặc bị hỏng trong quá trình sử dụng. 
  • Khi lắp đặt chấn lưu ở ngoài môi trường mà không được che chắn nên bị tiếp xúc với nước mưa, hóa chất. Các chất này làm hỏng chấn lưu. 
  • Thao tác lắp chấn lưu không đúng kỹ thuật có thể làm chấn lưu bị cháy nổ. 
Chấn lưu bóng đèn cao áp dễ bị hỏng
Chấn lưu bóng đèn cao áp dễ bị hỏng

>> Xem thêm: Kích đèn cao áp là gì? 11 thông tin người dùng đèn cao áp phải biết

1.2 Dùng sai điện áp

  • Điện áp quá cao hoặc quá thấp so với điện áp sử dụng của bóng cao áp cũng là một trong những nguyên nhân hỏng đèn. 

1.3 Chọn sai Ballast

  • Trong quá trình mua đèn, chọn sai loại Ballast với công suất định mức không đúng sẽ làm cho đèn bị chập cháy, nhấp nháy. 

1.4 Nguồn điện kém 

  • Nguồn điện tổng không ổn định, hiệu suất kém khiến cho chấn lưu bị hỏng. Nếu tiếp tục sử dụng trong thời gian dài sẽ làm hỏng đèn. 

1.5 Bóng đèn cao áp hết tuổi thọ

  • Bóng đèn cao áp truyền thống thường chỉ có tuổi thọ 10000 – 15000 giờ (tùy loại đèn). Do đó, khi sử dụng đèn rất nhanh hỏng và sáng kém. 
Các loại bóng đèn cao áp có tuổi thọ thấp
Các loại bóng đèn cao áp có tuổi thọ thấp

2. 10 Cách kiểm tra đèn cao áp chuẩn nhất

2.1 Cách kiểm tra chấn lưu đèn cao áp

Chấn lưu đóng vai trò giúp đèn phát sáng và hoạt động ổn định. Do đó, khi chấn lưu hỏng cần sửa chữa ngay. 

Dấu hiệu hỏng chấn lưu

  • Khi chấn lưu hỏng sẽ có mùi khét, dễ dàng nhận thấy bằng khứu giác. 
  • Đèn hoạt động không ổn định, ánh sáng kém. 

Cách kiểm tra chấn lưu bóng đèn cao áp

Cách 1 Kiểm tra bằng khứu giác
  • Dùng mũi ngửi nếu thấy có mùi khét do chập cháy thì cần tiến hành thay thế chấn lưu ngay. Nếu chấn lưu không có mùi, cần tiến hành kiểm tra theo cách 2 ngay.
Cách kiểm tra chấn lưu bóng đèn cao áp
Cách kiểm tra chấn lưu bóng đèn cao áp
Cách 2 Kiểm tra kỹ thuật
  • Bước 1: Cắm 2 đầu dây ballast vào ổ điện nếu thấy tia lửa mạnh, cầu chì bị đứt thì chấn lưu bị cháy nối tắt. Nếu tiếp tục sử dụng bóng đèn sẽ có ánh sáng đỏ hoặc cháy nổ. Trường hợp không có tia lửa nào thì ballast bị cháy dây dẫn điện, làm đèn không sáng.
  • Bước 2: Dùng bút thử điện để kiểm tra bóng đèn. Sau đó lấy 2 đầu dây của ballast nối với 2 đầu của bút thử bóng đèn. Thấy bút thử sáng thì chấn lưu chưa hỏng, bút không sáng là đã hỏng. 
Cách thử bóng đèn với chấn lưu
Cách thử bóng đèn với chấn lưu

Cách kiểm tra chấn lưu đèn huỳnh quang

  • Cách kiểm tra chấn lưu của bóng đèn huỳnh quang tương tự cách kiểm tra chấn lưu chung ở phần trên.
  • Cách kiểm tra đèn huỳnh quang còn sử dụng được hay không theo sơ đồ sau: 
Cách kiểm tra bóng đèn huỳnh quang khi có vấn đề
Cách kiểm tra bóng đèn huỳnh quang khi có vấn đề

2.2 Cách kiểm tra tăng phô điện tử bằng đồng hồ VOM

Chức năng của tăng phô điện tử

  • Tăng phô điện tử là một tên gọi khác của chấn lưu điện tử. Loại tăng phô này dùng cho đèn compact, đèn sodium. 
  • Vai trò của tăng phô là giúp đèn hoạt động ổn định, không nhấp nháy, tăng tuổi thọ đèn. 
Tăng phô điện tử
Tăng phô điện tử

Cách kiểm tra tăng phô

  • Bước 1: Cài đặt thang đo điện áp trên đồng hồ vạn năng để phù hợp với điện áp của tăng phô. 
  • Bước 2: Kết nối 2 chân của dây đo với jack cắm của đồng hồ. Dây màu đen cắm vào nút COM; dây màu đỏ cắm vào nút VΩ. Đầu dây đo màu đỏ còn lại đấu vào cực dương; đầu dây đen đấu vào cực âm của tăng phô.
Cách kiểm tra tăng phô bằng đồng hồ điện
Cách kiểm tra tăng phô bằng đồng hồ điện
  • Bước 3: Đọc kết quả trên màn hình, nếu kết quả hiện trên màn hình là tăng phô hoạt động bình thường. Nếu màn hình không hiển thị gì thì tăng phô đã hỏng.
  • Bước 4: Nếu tăng phô hỏng cần tiến hành thay thế tăng phô mới cho đèn. 

Lưu ý: Trước khi kiểm tra cần hiểu rõ nguyên lý hoạt động tăng phô. Phải ngắt nguồn điện trước khi tiến hành; đấu nối dây đúng cực âm – dương để đảm bảo an toàn. 

2.3 Cách kiểm tra bóng đèn cao áp không sáng khi đã thay bóng

Nguyên nhân

  • Lắp đặt bóng đèn sai kỹ thuật. 
  • Sử dụng sai loại bóng đèn.
  • Điện áp nguồn điện cung cấp cho đèn không đạt.
  • Dây dẫn bị gỉ sét hoặc đứt.

Cách kiểm tra

  • Kiểm tra điện áp của bóng đèn và chấn lưu xem có tương thích với nhau không. Nếu không phù hợp, cần thay chấn lưu. 
Cách kiểm tra bóng đèn cao áp không sáng
Cách kiểm tra bóng đèn cao áp không sáng
  • Kiểm tra điện áp nguồn tổng để xem điện cung cấp cho bóng đèn có đủ hay không.
  • Kiểm tra các dây dẫn, nếu có bị đứt thì đấu nối lại. Nếu dây bị gỉ sét cần tiến hành thay dây mới. 

2.4 Cách kiểm tra bóng đèn cao áp lúc sáng lúc tối

Nguyên nhân

  • Đấu nối dây dẫn điện sai kỹ thuật. 
  • Chọn sai điện áp bóng đèn. 
  • Bóng đèn sắp hết tuổi thọ.

Cách kiểm tra

  • Kiểm tra nguyên nhân để ra biện pháp sửa chữa phù hợp. Nếu do dây dẫn thì tiến hành đấu nối lại. 
Cách kiểm tra bóng đèn cao áp lúc sáng lúc tắt
Cách kiểm tra bóng đèn cao áp lúc sáng lúc tắt
  • Kiểm tra điện áp và điều chỉnh cho phù hợp nếu sai. 
  • Xem lại thời gian sử dụng bóng đèn, nếu bóng đã gần hết tuổi thọ thì phải thay bóng.

2.5 Cách kiểm tra bóng đèn cao áp chuyển ánh sáng xanh

Nguyên nhân

  • Chấn lưu có công suất nhỏ hơn công suất hoạt động của bóng đèn. 

Cách kiểm tra

  • Kiểm tra thông số chấn lưu, nếu thấy không phù hợp thì cần thay đổi. 

2.6 Cách kiểm tra bóng đèn cao áp nhấp nháy

Nguyên nhân

  • Lắp nhầm loại đèn với chấn lưu/ nguồn điện tổng. 
  • Dây điện bị đứt một phần.
  • Bóng đèn cao áp kém chất lượng.

Cách kiểm tra

  • Kiểm tra loại bóng đèn, loại chấn lưu. Nếu không phù hợp phải thay ngay. 
  • Kiểm tra hệ thống dây dẫn điện, nếu bị đứt một phần thì đấu nối lại. Nếu dây hỏng hoàn toàn thì thay mới.
Cách kiểm tra bóng đèn cao áp bị nhấp nháy
Cách kiểm tra bóng đèn cao áp bị nhấp nháy
  • Nếu do bóng đèn kém chất lượng, cần thay hệ thống bóng mới chất lượng hơn. 

2.7 Cách kiểm tra đèn cao áp tự khởi động lại

Nguyên nhân

  • Do nguồn điện cung cấp không ổn định, ballast hoạt động kém.
  • Điện áp của tăng phô chưa phù hợp với điện áp hoạt động của đèn. 

Cách kiểm tra

  • Kiểm tra nguồn điện tổng để đảm bảo cung cấp điện ổn định cho hệ thống bóng. 
  • Kiểm tra điện áp tăng phô, nếu thấy điện áp không phù hợp thì thay mới. 

2.8 Cách kiểm tra bóng đèn cao áp bị mờ sáng

Nguyên nhân

  • Nguồn điện không phù hợp với hoạt động của chấn lưu, bóng đèn. 
  • Các mối nối bị hư hỏng, gỉ sét sau một thời gian hoạt động. 
  • Đường dây dẫn điện đấu nối sai kỹ thuật. 
  • Điện áp/ công suất chấn lưu không phù hợp với bóng đèn. 
Bóng đèn cao áp bị sáng mờ
Bóng đèn cao áp bị sáng mờ

Cách kiểm tra

  • Kiểm tra nguồn điện xem có vấn đề gì và khắc phục.
  • Kiểm tra hệ thống dây dẫn, nếu có sai sót cần đấu nối lại. 
  • Kiểm tra chấn lưu nếu có thông số không phù hợp với bóng đèn thì phải thay thế mới. 

2.9 Cách kiểm tra độ cao treo bóng đèn cao áp

Mỗi loại bóng đèn cần có độ cao treo đèn phù hợp. Nếu treo quá cao sẽ không đảm bảo ánh sáng. 

  • Các loại đèn đường cao áp thường có độ cao treo từ 4m – 11m. 
  • Các loại đèn pha cao áp có độ cao treo đèn từ 6m – 30m. 
  • Các loại đèn cao áp nhà xưởng cần độ cao treo đèn từ 4m – 10m. 

Khi lắp đặt bóng đèn cao áp, cần kiểm tra không gian và xác định vị trí treo đèn. Đảm bảo độ cao treo theo quy định trên. Điều chỉnh độ cao treo bóng theo công suất của từng loại bóng. 

2.10 Cách kiểm tra dây dẫn của bóng đèn cao áp

  • Trong quá trình sử dụng bóng cao áp cần thường xuyên kiểm tra dây dẫn điện. Bởi hệ thống dây dẫn sau một thời gian sử dụng có thể bị oxy hóa vỏ, dẫn tới đứt dây đồng bên trong. 
  • Nếu phát hiện dây bị đứt hoặc hỏng, nên thay mới kịp thời. 
  • Khi dây dẫn điện hỏng làm ảnh hưởng tới ánh sáng đèn. Nếu dùng lâu dài có thể gây ra chập cháy. 
Cách kiểm tra dây dẫn bóng đèn cao áp
Cách kiểm tra dây dẫn bóng đèn cao áp

3. Cách sửa chữa bóng đèn cao áp khi hỏng

  • Bước 1: Kiểm tra lỗi hỏng và đưa ra hướng khắc phục phù hợp. 
  • Bước 2: Đấu nối dây của bóng cao áp với đầu nối của cáp trong hộp điều khiển. 
  • Bước 3: Đấu dây màu đen với dây xanh dương hoặc dây màu trắng. Các mối nối cần bọc chống nước để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. 
  • Bước 4: Điều chỉnh hướng chiếu sáng cho bóng đèn phù hợp.
Cách sửa bóng đèn cao áp đường phố
Cách sửa bóng đèn cao áp đường phố
  • Bước 5: Vặn chặt ốc vít cho bộ đèn. Bật công tắc kiểm tra ánh sáng trước khi sử dụng. 

>> Xem thêm: 7 cách sửa chữa bóng đèn cao áp với các lỗi thường gặp nhất

4. Các loại bóng đèn cao áp phổ biến

4.1 Bóng đèn cao áp Sodium

  • Bóng Sodium được cấu tạo từ hỗn hợp chất muối Natri + Medium + indium. Hỗn hợp này phản ứng với nhau tạo thành dãy sóng phát sáng. 
Bóng đèn cao áp Sodium
Bóng đèn cao áp Sodium

4.2 Bóng đèn cao áp Metal Halide

  • Bóng Metal Halide có nguyên lý hoạt động tương tự với sodium. 
  • Đây là loại bóng có giá thành cao trong các loại bóng cao áp truyền thống. 
Bóng đèn cao áp Metal Halide
Bóng đèn cao áp Metal Halide

4.3 Bóng đèn cao áp thủy ngân

  • Đây là loại bóng đèn cấu tạo từ chất  khí trơ kết hợp với thạch anh tạo thành thủy ngân. Thủy ngân khi gặp dòng điện sẽ phát sáng. 
  • Bóng thủy ngân có 2 loại là thủy ngân trực tiếp và gián tiếp. Bóng đèn này có giá thành rất rẻ, nhưng tuổi thọ thấp. 
Bóng đèn cao áp thủy ngân
Bóng đèn cao áp thủy ngân
  • Nhược điểm của loại đèn này là cần hiệu điện thế khá lớn mới có thể phát sáng. Chất liệu cấu tạo độc hại với người dùng và không thân thiện với môi trường. 

>> Xem thêm: 5 cách lắp bóng đèn cao áp hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

5. Đánh giá ưu nhược điểm của bóng cao áp truyền thống với đèn LED cao áp

Tiêu chí Đèn LED cao áp Bóng đèn cao áp truyền thống
Công suất Nhiều công suất lớn: 100w, 200w, 300w, 400w, 500w, 600w, 800w, 1000w, 1500w Ít công suất hơn, công suất lớn nhất là 400w
Tuổi thọ 50000 – 65000 giờ 1000 – 15000 giờ
Khả năng tiết kiệm điện Khả năng tiết kiệm điện gấp 3 lần bóng cao áp truyền thống Tốn điện, tốn tiền điện hàng tháng
Chất liệu cấu tạo Các thành phần cấu tạo đèn đảm bảo an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường Chất liệu cấu tạo chứa nhiều chất độc hại như thủy ngân, natri,…
Tính ứng dụng Phong phú, sử dụng cho nhà xưởng, đường phố, công trình ngoài trời Nếu sử dụng ngoài trời phải lắp thêm phụ kiện chống nước riêng
Giá bán Giá cao nhưng tuổi thọ cao nên tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng Giá rẻ nhưng nhanh hỏng, tốn kém chi phí thay thế gấp nhiều lần

Qua bảng so sánh có thể thấy đèn LED có nhiều ưu điểm vượt trội so với bóng đèn cao áp truyền thống. Do đó, nên thay bóng cao áp bằng đèn LED để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những cách kiểm tra bóng đèn cao áp khi gặp hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Việc kiểm tra và xử lý kịp thời giúp kéo dài tuổi thọ cho hệ thống bóng đèn cao áp. Tuy vậy, để giải quyết tối ưu vấn đề tiết kiệm điện năng nên thay thế chúng bằng đèn LED cao áp. Liên hệ ngay Hotline 0332599699 để đặt hàng. 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *